III.Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015.docx (Trang 49 - 56)

Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015

1.Giải pháp của Nhà nước

1.1Về xúc tiến thương mại hỗ trợ kinh doanh

Để thâm nhập thị trường rộng lớn này công tác xúc tiến thương mại là rất quan trọng và cần phải được quan tâm ở cấp Nhà nước và từng doanh nghiệp.Về phía Nhà nước cần cần xây dựng các chương trình xúc tiến xuất khẩu. Nhà nước đã giao cho Bộ Công thương xây dựng chương trình cụ thể xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ, đầu tư vốn cho công tác nghiên cứu mấu chốt của ngành may để xuất khẩu vào Mỹ. Tạo điều kiện để các doanh nghiệp khảo sát thị trường, tham gia hội trợ triển lãm,tổ chức tiếp xúc với các nhà phân phối hàng dệt may Mỹ. Với những nỗ

xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.Để nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thương mại Nhà nước cần:

Nâng cao hơn nữa vai trò xúc tiến thương mại của các đại sứ quán ở các thị trường xuất khẩu chính, trong đó có Hoa Kỳ. Đổi mới mô hình các tổ chức, cơ quan xúc tiến thương mại trực thuộc Nhà Nước theo hướng nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí được Nhà nước cấp. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hướng vào những mặt hàng có giá trị gia tăng cao. Đồng thời, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích phát triển các mặt hàng thời trang phù hợp với thị trường Mỹ, nhưng đặc biệt chú ý đến vấn đề giám sát hàng dệt may của Mỹ, khống chế mức giá xuất khẩu ở mức nhất định.

Đẩy mạnh phát triển các trung tâm thương mại tại các thị trường xuất khẩu chính nhằm giới thiệu sản phẩm. Có chính sách hỗ trợ sự ra đời của các công ty chuyên cung cấp hàng hoá Việt Nam vào thị trường Mỹ nhằm tạo ra kênh phân phối trực tiếp hơn đối với thị trường.

Cần thành lập cơ quan chuyên trách nhằm phân tích, dự báo thị trường, từ đó có định hướng đúng trong việc ban hành các chính sách phù hợp tạo thuận lợi cho xuất khẩu dệt may trong thời gian tới. Cơ quan này cũng có nhiệm vụ là cung cấp các cơ sở dữ liệu đáng tin cậy về thị trường, đối thủ cạnh tranh, các kênh phân phối nhằm giúp các doanh nghiệp có định hướng tốt trong xuất khẩu hàng hoá sang các thị trường chính.

1.2Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực

Để giải quyết vấn đề lao động, ngành Dệt May có đề xuất quy hoạch và di dời ngành sản xuất may về một số vùng phù hợp để tận dụng lao động nhàn rỗi ở các vùng nông thôn, không để các nhà máy dệt và may gia công tập trung phát triển mạnh ở đô thị như hiện nay. Tuy nhiên, đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy sự bấp bênh của việc sử dụng lao động “bán công-bán nông”. Phần lớn các doanh nghiệp đều khẳng định, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất họ không ngại mà cái khiến cho họ chùn tay chính là lao động ngành Dệt May vừa thiếu lại vừa yếu . Nếu không có những biện pháp căn cơ hơn để thúc đẩy đào tạo nghề, nhất là đào tạo công nhân ngành Dệt May thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư phát triển ngành.

Cần có những giải pháp giải quyết triệt để về số lượng lao động cung ứng cho yêu cầu phát triển của ngành Dệt May, đồng thời hạn chế và làm mất đi tình trạng tranh giành lao động trong nội bộ ngành. Cần có sự kết nối chặt chẽ giữa các cơ sở đào lạo nghề dệt may và các doanh nghiệp dệt may, để cơ sở đào tạo nghề nắm bắt kịp thời nhu cầu về số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp mà phục vụ cho tốt, đồng thời tranh thủ được khả năng vật chất cũng như nguồn lực của doanh nghiệp phục vụ cho việc đào tạo.

Để giải quyết vấn đề lao động cho ngành Dệt May Việt Nam, thì ngoài việc tăng lương, tăng phúc lợi cho người lao động, quan tâm giải quyết tới vấn đề nhà ở cho công nhân… ngành Dệt May Việt Nam rất cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đủ để cung ứng cho ngành cả về số lượng và chất lượng, trên cơ sở đó tạo ra những đầu mối cung cấp ổn định nguồn nhân lực, tạo được mạch nối liên hoàn giữa đào tạo và sử dụng. Cụ thể là:

Củng cố, hoàn thiện và mở rộng hệ thống đào tạo nghề dệt may theo hướng mở rộng và phát triển của ngành. Mở các khoa, các chuyên ngành dệt may trong các trường đại học và cao đẳng, đầu tư mạnh để có được chất được đào tạo đạt yêu cầu đặt ra của ngành. Cần xây dựng những chương trình đào tạo bằng phương tiện nghe nhìn đạt tiêu chuẩn để cung cấp đồng loạt cho các doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động đã nêu đều trên cơ sở khảo sát kỹ lưỡng yêu cầu của các doanh nghiệp và luôn có thông tin cập nhật có tính liên kết cao từ doanh nghiệp đến cơ sở đào tạo. Song song với điều đó cần tăng cường tuyên truyền về ngành nghề trong cộng đồng để từ đó thu hút người học đến với các cơ sở đào tạo nghề dệt may. Đồng thời nó cũng sẽ làm tăng thêm lòng tự hào của người lao động đang trong ngành để từ đó gia tăng mức độ gắn bó với ngành. Đây là hoạt động song hành và phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong ngành Dệt May.

Tăng cường hơn nữa việc liên kết với nước ngoài trong đào tạo các cán bộ ngành Dệt May, đặc biệt là đội ngũ thiết kế mẫu. Tập trung mạnh cho đào tạo cán bộ quản lý và cán bộ trong các bộ phận xúc tiến bán hàng. Thường xuyên và định kỳ đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có. Nguyên tắc là các doanh nghiệp hợp tác và phối hợp với nhau trong đào tạo và sử dụng các cơ sở đào tạo làm đầu mối liên kết. Nhờ đó mà tăng qui mô các lớp đào tạo và giảm chi phí để các doanh nghiệp có số

đào tạo. Các doanh nghiệp cần coi đầu tư cho đào tạo là một khoản đầu tư dài hạn hoạch toán như tính toán một dự án đầu tư. Các doanh nghiệp dệt may sẽ đánh giá lựa chọn các cơ sở đào tạo như đánh giá những nguồn cung cấp cho dự án đầu tư và ký kết với cơ sở các hợp đồng đào tạo, dài hạn và ngắn hạn.

Tiến tới thành lập hệ thống công ty cung ứng lao động dệt may. Do tính chất của ngành Dệt May ít nhiều mang tính mùa vụ, và mức độ về nhu cầu lao động tuỳ thuộc vào đơn hàng, do đó nếu xây dựng được hệ thống công ty cung ứng lao động thì mức độ linh hoạt trong sử dụng lao động sẽ tăng lên, hỗ trợ được cho các doanh nghiệp trong lúc nhu cầu lao động tăng cao, giảm bớt mức độ nhàn rỗi của lao động khi doanh nghiệp có ít đơn hàng. Và như vậy có thể đảm bảo mức độ ổn định cao về tiền lương của người lao động, khiến họ an tâm và gắn bó hơn với nghề. Trong những kỳ trái vụ của dệt may, các công ty cung ứng sẽ đầu tư đào tạo lại đội ngũ lao động. Nhờ qui mô lớn và đào tạo tập trung, chuyên môn hoá cao hiệu quả đào tạo sẽ tăng lên. Giải pháp này sẽ hỗ trợ cho việc liên kết các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam để tăng qui mô, nâng cao thêm năng lực cạnh tranh của ngành.

1.3 Tiếp tục đổi mới cơ chế, ban hành các chính sách hỗ trợ ngành dệt may

Xây dựng cơ chế phù hợp để cho các tổ chức tài chính, ngân hàng hỗ trợ hoạt

động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, thông qua sự hỗ trợ tài chính này công ty có thể đổi mới máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.

Nhà nước cần hỗ trợ kênh phân phối nước ngoài bằng cách thông qua các cơ chế, chính sách khuyến khích người Việt tại nước ngoài tiêu dùng hàng của dân tộc

mình, từ đó họ sẽ nhập khẩu hàng hoá vào nước sở tại, đặc biệt là Hoa Kỳ. Thành lập bộ phận chuyên trách nghiên cứu về các hiệp định, chính sách quốc tế có liên quan đến dệt may, đặc biệt là cơ chế, chính sách của chính phủ Mỹ nhằm

đảm bảo khi có tranh chấp, kiện tụng xảy ra sẽ có cơ sở hỗ trợ tư vấn cho các doanh nghiệp dệt may.

Tiếp tục đầu tư và khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và quốc tế đầu tư giáo dục,đào tạo kỹ thuật chuyên môn, trình độ quản lý, tay nghề cho người lao động nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp nói chung, cũng như dệt may nói riêng.

bình đẳng như nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh thông qua cơ chế chính sách và luật pháp. Việc tạo lập môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ giúp cho các doanh nghiệp phát huy được năng lực hoạt động và cạnh tranh trong điều kiện hội nhập. Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cường khả năng phối hợp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tập Đoàn Dệt may Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng nhau phát triển và đổi mới.

1.4 Hỗ trợ và cũng cố kết cấu hạ tầng phục vụ xuất khẩu

Nhà nước cần ban hành các chính sách ưu đãi trong hoạt động xuất nhập

khẩu,(thuế, thanh toán quốc tế,…) tạo nhiều thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may phát triển. Nhà nước cũng cần cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh bộ máy hoạt động của cơ quan quản lý, góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Thường xuyên tổ chức hội chợ dệt may và thiết lập mạng lưới xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Mỹ, tạo điều kiện cho các

doanh nghiệp tham gia và có nhiều cơ hội trong việc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm đối tác đầu tư và ký kết các hợp đồng xuất khẩu.

Cần mở rộng các đối tượng tham gia cung cấp các dịch vụ hỗ trợ thương mại, xuất nhập khẩu nhất là dịch vụ logistics cho các nhà đầu tư nước ngoài có kinh nghiệm,

giảm tối đa sự độc quyền trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại. Xóa bỏ hay giảm các chi phí không chính thức của các doanh nghiệp vận tải hàng hóa, thời gian trong các giao dịch liên quan đến dịch vụ công của các cơ quan quản lý nhà nước như các thủ tục liên quan đến xây dựng, xuất nhập khẩu. Dành nguồn vốn của Nhà nước để tập trung đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phụcvụ cho xuất nhập khẩu, như cải tạo hệ thống giao thông, cảng biển, vận tải nội địa, mở các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên quốc gia, cải tạo và nâng cấp năng lực xếp dỡ, hình thành sự liên kết giữa các loại hình vận tải nhằm khai thác và tận dụng ưu thế của mỗi loại hình vận tải trong từng khu vực.

nhằm giảm thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp, giảm chi phí và qua đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh. Để thực hiện được định hướng này, các cơ quan quản lý nhà nước cần thực hiện các giải pháp sau:

Tăng cường tiếp xúc, tìm hiểu ý kiến đóng góp về thủ tục hành chính và phương thức cung cấp dịch vụ công từ phía khu vực doanh nghiệp, nghiên cứu, xử lý

những ý kiến, yêu cầu của doanh nghiệp từ đó đưa ra các chính sách phù hợp với thực tế.

Các cơ quan quản lý nhà nước cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng

cường đào tạo và đào tạo lại để đảm bảo cán bộ, công chức tiếp cận nhanh chóng với công nghệ mới, với hệ thống công nghệ thông tin, internet,…

Các cơ quan quản lý nhà nước cần khẩn trương và đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử và chính phủ điện tử để đảm bảo giảm chi phí hoạt động, nâng cao tính minh bạch, công khai trong quá trình tiến hành các thủ tục hành chính và cung cấp dịch vụ công.

2. Giải pháp của Hiệp hội dệt may Việt Nam

Trong thời gian qua hiệp hội dệt may Việt Nam đã làm được một số việc như: đã kiến nghị với Chính phủ về việc mở của thị trường dệt may với Mỹ, mở của thị trường để Việt Nam bình đẳng với các nước khác, quan hệ với các tổ chức nước ngoài quan tâm tới Việt Nam, tổ chức thông tin thị trương và cung cấp cho các doanh nghiệp, xúc tiến thương mại tập trung vào một số thị trường: Mỹ, EU,Nhật Bản..

Trong thời gian tới Hiệp hội cần thu thập tình hình thị trương cung cấp cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp xây dựng chiến lược phát triển của mình. Hiệp hội cần đại diện cho doanh nghiệp tác động đến Chính phủ,các ban ngành nhằm đưa ra đối sách,cơ chế thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, và đại diện cho doanh nghiệp tham gia với các tổ chức nước ngoài,với Hiệp hội dệt may thế giới,các tổ chức có vai trò tác động đến chính sách quốc tế với Việt Nam để tạo điều kiện thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam phát triển. Hiệp hội nên có các hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách xây dựng,giới thiệu hình ảnh dệt may Việt Nam trên thị trường Mỹ để đẩy mạnh xuất khẩu,tạo sức cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam được xác định là tăng cường hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp thông qua các giải pháp sau:

Hiệp hội cần nhanh chóng kiện toàn bộ máy tổ chức, tổ chức lại mô hình hoạt động để thực hiện tốt vai trò là người hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, nguồn nguyên liệu, giúp liên kết các doanh nghiệp với nhau để mở rộng năng lực sản xuất, là đại diện hữu hiệu để phản ánh nhu cầu, yêu cầu của doanh nghiệp tới Chính phủ.

Hiệp hội cũng cần có bộ phận, nhóm tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về thị trường, đặc biệt là thị trường Mỹ, về yêu cầu của nhà nhập khẩu, về chính sách nhập khẩu của thị trường nhập khẩu và sự biến động của chính sách nhằm cập nhật kịp thời cho doanh nghiệp, về đối thủ cạnh tranh để tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác tiếp cận thị trường. Từ đó có chiến lược tổ chức sản xuất và xuất khẩu cho phù hợp.

Phân nhóm doanh nghiệp, đồng thời đề xuất những giải pháp về chuyên môn hoá nhằm giúp những doanh nghiệp có cùng ngành hàng, hoặc ngành hàng hỗ trợ liên kết với nhau thành những nhóm chia sẻ kinh nghiệm tổ chức quản lý, công nghệ, công tác xúc tiến thương mại, đào tạo nguồn nhân lực và phát triển thị trường. Với tư cách đại diện cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Hiệp Hội Dệt May Việt Nam phải làm đầu mối tiếp xúc những tổ chức như Hiệp hội dệt may các nước trong khu vực và các thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, những tổ chức dệt may của thế giới… nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trên tầm vĩ mô, giúp nâng cao công nghệ sản xuất, và công nghệ quản lý của doanh nghiệp. Hiệp Hội có thể làm vai trò đầu mối để góp phần đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ quốc tế chuyên ngành trong và ngoài nước.

Hiệp hội có thể điều phối giá gia công, giá bán sản phẩm đối với các thành viên trong Hiệp hội, tạo sức mạnh chung và đảm bảo không có sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành và trong hiệp hội, tránh sức ép về giá từ khác hành nước ngoài.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu mặt hàng dệt may xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian vừa qua em thấy còn nhiều vấn đề bất cập đòi hỏi các nhà quản lý và các doanh nghiệp của

ta cần phải rút kinh nghiệm để đảm bảo tính ổn định của thị trường. Những vấn đề

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2010-2015.docx (Trang 49 - 56)