Xác định số bậc trích ly:

Một phần của tài liệu chương trình đào tạo trình độ đại học bài giảng môn học truyền khối (Trang 39 - 40)

- Số đĩa lý thuyết

a. Xác định số bậc trích ly:

` Từ đồ thị tam giác, trên cạnh NA ta lấy điểm F đặc trưng cho nguyên liệu ban đầu chứa 30% aceton. Áp dụng quy tắc đòn bẫy ta tìm được điểm F này nằm bên phía N. Nối F với C, trên đoạn FC này ta xác định điểm M1 là hỗn hợp của nguyên liệu đầu F và dung môi chiết nguyên chất C. Do đề bài cho tỷ lệ dung môi/dung dịch đầu trên mỗi bậc đều bằng 1 nên M1

chính là trung điểm của đoạn FC

TừM1 theo các đường nội suy mà ta xây dựng đồ thị tam giác lúc đầu, ta xác định được vị trí pha trích E và pha raphinat R . Ta thấy nồng độ pha raphinat tại điểm R còn lớn hơn 2%

Nước - Aceton - Clorobenzen

Pha nhiều nước Pha nhiều Clorobenzen Nước Aceton Clorobenzen Nước Aceton Clorobenzen

99.89 0.00 0.11 0.18 0.00 99.82 89.79 10.00 0.21 0.49 10.79 88.72 79.69 20.00 0.31 0.79 22.23 76.98 69.42 30.00 0.58 1.72 37.48 60.80 58.64 40.00 1.36 3.05 49.44 47.51 46.28 50.00 3.72 7.24 59.19 33.57 27.41 60.00 12.59 22.85 61.07 15.08 25.66 60.58 13.76 25.66 60.58 13.76 A N C

nên ta tính hành trích thêm bậc nữa. Do đề bài yêu cầu trích ly chéo chiều nên sẽ bổ sung thêm một lượng dung môi trích C mới, nên ta nối R1 với C thành đoạn R1C. Tương tự trên do tỷ lệ dung môi/dung dịch đầu trên mỗi bậc đều bằng 1 nên vị trí M2đặc trưng cho hỗn hợp raphinat 1 và dung môi chính là trung điểm của R1M.

TừM2 theo các đường nội suy mà ta xây dựng đồ thị tam giác lúc đầu, ta xác định được vị trí pha trích E2và pha raphinat R2. Ta thấy nồng độ pha raphinat tại điểm R2 vẫn còn lớn hơn 2% nên ta tính tục lập lại quá trình xây dựng như trên đến khi nồng độ aceton trong pha raphinat cuối cùng nhỏ hơn hoặc bằng 2%.

Hình 4.7. Xác định s bc trích ly

Cuối cùng, sau khi xây dựng xong ta xác định được số bậc trích ly cho quá trình này là n = 3.

Một phần của tài liệu chương trình đào tạo trình độ đại học bài giảng môn học truyền khối (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)