DẦU HẢI DƯƠNG 3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân tồn tạ
Mặc dù hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đã tăng hàng năm tuy nhiên kết quả đạt được vẫn còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của chi nhánh. Do đó còn tồn tại nhiều hạn chế trong việc quản lý và sử dụng vốn. Đối với công tác quản lý hàng tồn kho chi nhánh gặp phải những khó khăn trong vấn đề mức dự trữ và chi phí lưu kho. Khối lượng hàng tồn kho lớn không chỉ khiến cho lượng vốn lưu động bị ứ đọng mà còn làm tăng chi phí lưu kho. Song song với những thành tựu đạt được ở trên thì hiệu quả sử dụng vốn của chi nhánh còn những hạn chế sau:
a) Chất lượng dự báo thị trường chưa cao
Công tác dự báo thiếu cơ sở nên việc cân đối cung cầu còn phát sinh nhiều bất cập. Bên cạnh đó chi nhánh lại không có một hệ thống nòng cốt, thường xuyên mua hàng theo kế hoạch nên đôi khi công tác kế hoạch lập đơn khách hàng sai lệch so với nhu cầu thực tế.
b) Tình hình chính trị kém ổn định
Một nhân tố khách quan có ảnh hưởng không nhỏ tới lượng hàng tồn kho là những biến động về tình hình nền kinh tế, chính trị thế giới chiến tranh ở khu vực Trung Đông - nơi có trữ lượng dầu dồi dào của thế giới, chiến tranh ở Isaren, Palestin... những vần đề về Iraq với Mỹ gây ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới cũng như thị trường dầu mỏ. Vì thế Tổng công ty chỉ đạo các đơn vị luôn đặt ra mức dự trữ tương đối để đảm bảo bình ổn nhu cầu thị trường trong nước đề phòng trường hợp diễn biến phức tạp của thị trường, giá cả leo thang đối tác ngừng cung cấp nguồn hàng không thể nhập được
c) Thay đổi chiến lược sản xuất của chi nhánh
Trong thời điểm hiện nay mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ rất gay gắt, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu, mỗi doanh nghiệp đều có điểm mạnh riêng. Do vậy, lúc này kết hợp với cơ chế kinh doanh mới 187 của Thủ tướng Chính phủ về việc bán hàng cho đại lý và tổng đại lý. Chi nhánh đã từng bước thực hiện bán hàng theo đúng cơ chế, hiện tại các đại lý và tổng đại lý ký kết hợp đồng mua hàng của chi nhánh đã từng bước đi vào ổn định nhưng qua cơ chế này chi nhánh đã mất đi một số khách hàng vì vậy là rất kho khăn trong thời gian tới.
d) Công tác quản lý hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho thấp là do ban lãnh đạo chi nhánh chưa tìm được một phương án hợp lí, hiệu quả cho việc giảm lượng tồn kho, giải phóng vốn từ
những hàng hoá ứ đọng. Xác định mức tối thiểu hoá hàng tồn kho mà vẫn đáp ứng liên tục nhu cầu thị trường, tránh lượng vốn ứ đọng không cần thiết gây lãng phí cho chi nhánh.
e) Khoản mục các khoản phải thu
Đây cũng là nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh của chi nhánh. Để tăng doanh số bán hàng mở rộng thị phần cho chi nhánh nhằm thu hút khách hàng làm ăn lâu dài chi nhánh đã có một chính sách tín dụng thương mại tương đối thoáng, điều này đem lại cho chi nhánh những thuận lợi trên tuy nhiên cũng đem lại không ít khó khăn. Thông thường khách hàng muốn được cấp tín dụng thương mại thì phải thế chấp đúng bằng giá trị ghi trên hoá đơn, thế nhưng khách hàng lớn của chi nhánh chủ yếu đều được cấp tín dụng thương mại chỉ dựa vào uy tín mà không cần phải đảm bảo bằng tài sản và thời hạn kéo dài từ 10 đến 15 ngày. Điều này dẫn đến tình trạng khối lượng cấp tín dụng thương mại chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn lưu động và khách hàng thường xuyên trả quá thời hạn nhiều khi còn không có khả năng thu hồi được nợ. Chính vì thế chi nhánh gặp khó khăn trong việc đi đòi nợ và làm tăng chi phí đòi nợ. Việc các khoản phải thu ngày càng tăng đồng nghĩa với việc vốn lưu động bị chiếm dụng ngày càng tăng như vậy khi cần vốn chi nhánh lại phải vay ngân hàng và phải chịu trả lãi cho các khoản vay đó.
Nguyên nhân của những hạn chế trên là:
Chính sách tín dụng thương mại chưa hợp lý: Nhân viên chi nhánh
chưa quan tâm đúng mức việc gắn công tác bán hàng với hiệu quả kinh doanh và bảo toàn vốn. Chưa thực hiện tố các quy định về quản lý kinh doanh và tuân thủ quy trình quản lý tiền hàng, bán hàng cho nợ vượt qua khả năng tài chính cho phép dẫn đến vốn chi nhánh bị chiếm dụng dễ dàng. Thời gian vốn bị chiếm dụng thường kéo dài, có những trường hợp hơn 40 ngày mới thu được tiền hàng mà không trả lãi phạt. Bên cạnh đó chi nhánh chưa có cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực thẩm định tài chính để phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của các khách hàng muốn cấp tín dụng thương mại. Do đó nhiều khi thông tin về khách hàng không được phản ánh đầy đủ chính xác dẫn đến khó khăn trong quyết định có cho khách hàng hưởng tín dụng thương mại hay không. Kết quả là công nợ lớn vốn đi chiếm dụng không đủ vốn bị chiếm dụng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Nguồn vốn huy động chưa đa dạng: ngày nay trên thị trường tài chính
nước ta đang từng bước phát triển trong khi đó chi nhánh lại không hề có các khoản đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn và coi nó như những chứng khoán có giá trị thanh khoản cao. Sự ra đời của thị trường chứng khoán sẽ là một kênh quan trọng để đầu tư huy động vốn.
Những hạn chế trên của chi nhánh trong nền kinh tế thị trường hiện nay khó lòng giúp được chi nhánh giữ vững và phát triển vị trí của mình trên thị trường khi hiệp định AFTA đang dần được triển khai. Nếu tình hình như hiện nay với những bất cập về hàng tồn kho và các khoản phải thu thì chi nhánh sẽ ngày càng tụt lại so với các đối thủ cạnh tranh đang ngày càng mạnh hơn và có một nguồn vốn được sử dụng hợp lý đem lại hiệu quả cao.
Trước tình hình cạnh tranh khắc nghiệt như hiện nay, chi nhánh cần phải có những phương hướng và giải pháp chiến lược với mục tiêu tối đa hoá giá trị vốn chủ sở hữu, mở rộng thị phần và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chi nhánh được duy trì và tăng trưởng.