Ảnh hưởng của 2,4D ở các nồng độ khác nhau kết hợp với 0,1mg/l IAA lên

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng qui trình nhân nhanh in vitro giống lan hồ điệp nhập nội (phalaenopsis) (Trang 32 - 33)

IAA lên quá trình phát sinh mô sẹo ở nụ hoa (tính theo tỷ lệ %)

2,4D là một chất điều hoà sinh trưởng thuộc nhóm auxin có tác dụng phản biệt hóa. Hàm lượng Auxin cao sẽ kích thích mô sẹo rất hiệu quả, nồng

độ thấp lại kích thích phân hoá tạo rễ (Đỗ Năng Vịnh, 2005; Nguyễn Quang Thạch, 2006). Mẫu sau khi bật chồi được cắt thành từng lát mỏng và cấy vào môi trường Vacin có bổ xung 2,4D nồng độ từ (0,1-1) mg/l + 0,1 mg/l IAA + 30 g/l đường + 6,5g Agar. Thí nghiệm được đặt trong tủ tối theo dõi, kết quả

theo dõi được thể hiện ở bảng 3.

Bảng 3. Ảnh hưởng 2,4D ở các nồng độ khác nhau kết hợp với 0,1mg/l IAA lên quá trình phát sinh mô sẹo ở nụ hoa

Số mẫu phát sinh mô sẹo của nụ hoa CT

Nồng độ

2,4D (mg/l)

Số mẫu

cấy Sau 2 tuần nuôi cấy Sau 4 tuần nuôi cấy

TD1 0 100 0 0 TD2 0,1 100 19 19 TD3 0,2 100 21 23 TD4 0,3 100 37 42 TD5 0,4 100 43 59 TD6 0,5 100 82 86 TD7 1,0 100 65 74

Kết quả bảng 3 cho thấy: Các CT có bổ sung 2,4D vào môi trường nuôi cấy đều cho kết quả phát sinh mô sẹo tốt hơn so với CT TD1. Khi nồng độ

2,4D tăng dần từ 0,1-0,5 mg/l thì số mẫu phát sinh mô sẹo cũng tăng theo từ

19% lên 86% sau 4 tuần nuôi cấy.

Tiếp tục tăng nồng độ 2,4D lên 1,0 mg/l thì số mẫu phát sinh chồi lại giảm đi, chỉ còn 65% sau 2 tuần nuôi cấy và 74% sau 4 tuần nuôi cấy.

Qua nhiều lần thí nghiệm cho thấy: Ở nồng độ 2,4D bằng 1,0 cho kết quả mẫu phát sinh mô sẹo là tối ưu nhất đạt 82% sau 2 tuần nuôi cấy và 86% sau 4 tuần nuôi cấy. Từ đó chúng tôi rút ra kết luận môi trường thích hợp cho việc phát sinh mô sẹo của nụ hoa là: MS + 0,5 mg/l 2,4D + 0,1 mg/l IAA + 30 g/l đường + 6 g/l Agar

Hình 4.4. Mô so t lát ct n hoa sau 4 tun nuôi cy

Một phần của tài liệu nghiên cứu xây dựng qui trình nhân nhanh in vitro giống lan hồ điệp nhập nội (phalaenopsis) (Trang 32 - 33)