Một số hoá chất: Vôi, formaline, muối ăn, sulphát đồng, thuốc tím

Một phần của tài liệu Đề cương nuôi trồng thủy sản đại cương chuyên ngành thú y. (Trang 38 - 39)

Một số bệnh thƣờng gặp ở cá nuôi và cách phòng trị

Bệnh đốm đỏ ở cá trắm cỏ Tác nhân gây bệnh: do vi khuẩn

Dấu hiệu bệnh lý: Cá xuất hiện đốm đỏ trên thân, tuột vảy, xuất huyết ở gốc vây, ở lỗ hậu môn, và chết rải rác trong nhiều ngày, khi đạc lớp da ngoài không thấy xuất huyết, ruột có thể tích khí hoặc hoại tử. Bệnh thường xảy ra vào các tháng 3-4 và tháng 8-9, sau khi vận chuyển cá bị xây sát, hoặc khi thời tiết thay đổi, môi trường không

đảm bảo hoặc do lây lan

Phòng và trị bệnh: Phòng trừ bệnh tổng hợp kết hợp với dùng thuốc tiên đắc hoặc KN-04-12 cho ăn phòng.

Bệnh xuất huyết ở cá trắm cỏ NN gây bệnh: do vi rút

Dấu hiệu bệnh lý: cá bỏ ăn bơi lờ đờ, thân đen, tuột vảy, cơ thể gầy yếu, chết rải rác nhiều ngày. Khi chết cá có mùi tanh đặc trưng. Cá thường xuất hiện các điểm

xuất huyết quanh gốc vây, cơ. Đặc biệt phía ngoài của các nội quan. Khi đạc lớp da ngoài thấy thịt cá bị xuất huyết. Bệnh thường xảy ra vào các tháng 3-4 và tháng 8-9 đối với cá giống lớn. Đặc biệt đối với cá sau khi vận chuyển xa, kéo lưới xây sát hoặc môi trường bẩn.

Phòng và trị bệnh: như bệnh trên cần bổ sung thêm Vitamin C

Bệnh nấm

Tác nhân gây bệnh: do nấm gây ra.

Bệnh thường xuất hiện ở cá rô phi vào mùa đông, đông xuân ở các ao tù, ao bẩn nơi nuôi với mật độ dày, sau khi đánh bắt hoặc vận chuyển bị xây xát.

Dấu hiệu bệnh lý: Trên da xuất hiện các vùng trắng xám (thường ở những nơi cá bị xây sát), nấm phát triển như đám bông, nếu ở trứng cá có màu trắng đục,

xung quanh có sợi nấm.

Phòng bệnh: Tránh làm xây sát cho cá và giữ môi trường trong sạch.

Trị bệnh: Dùng xanh malachite tắm với liều 0,5-1g/m3 trong thời gian 10-15 phút (đối với cá không vảy) và 30-60 phút đối với cá có vảy, riêng cá chim liều

lượng giảm đi 3 lần. Nếu ngâm dùng liều 1g/10m3 nước.

Bệnh thích bào tử trùng

Tác nhân gây bệnh: Do thích bào tử trùng gây ra.

Dấu hiệu bệnh lý: Cá bơi lội không bình thường, dị hình, cong đuôi, có thể nhìn thấy bào nang màu trắng nhỏ bằng hạt tấm trên

vây, mang và làm kênh nắp mang. Bệnh thường xảy ra ở cá chép lai.

Phòng và trị bệnh: Bào nang của trùng có vỏ dày rất khó tiêu diệt nên phòng bệnh là chính: Tẩy trùng ao nuôi bằng vôi và phơi

đáy ao trước khi thả. Khi phát hiện thấy nhiễm thích bào tử trùng cần huỷ bỏ ngay toàn bộ số cá nhiễm, nghiêm cấm vận chuyển cá nhiễm thích bào tử trùng.

Bệnh trùng quả dƣa

Tác nhân gây bệnh: trùng có hình giống quả dưa. Trùng trưởng thành có nhân hình móng ngựa.

Dấu hiệu bệnh lý: Lấm tấm màu trắng rất nhỏ xuất hiện trên da, vây và mang cá. Da, mang có nhiều nhớt, màu sắc nhợt nhạt. Cá

có biểu hiện lộn nhào trước khi chết.

Phòng bệnh: Đáy ao cần được tẩy dọn, khử trùng kỹ trước khi nuôi.

Trị bệnh: dùng 0,1-0,2 g xanh malachite + 25 ml Formalin hoà tan trong 1m3 nước ao nuôi. Cần điều trị nhắc lại sau 3 ngày.

Bệnh trùng bánh xe

Tác nhân gây bệnh: do Trùng bánh xe gây ra. Bệnh thường xảy ra ở cá hương (rô phi, cá chép sau khi ương được 7-10 ngày) khi thời tiết âm u. Trùng phát (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển tốt trong khoảng nhiệt độ 25-28oC.

Dấu hiệu bệnh lý: Cá thường gầy yếu nổi trên mặt ao. Trên thân có nhiều nhớt trắng đục, da chuyển màu, bơi lội lờ đờ đuổi không chạy, thường tách đàn.

Phòng bệnh: Giữ vệ sinh ao, trước khi ương cần tẩy vôi, cá thả với mật độ vừa phải. Trong quá trình nuôi thường xuyên dùng vôi để khử trùng.

Điều trị: Dùng muối ăn tắm trong 15 phút với liều 2-3%.

Hoặc Sulphát đồng (CuSO4) tắm trong 15 phút với liều 3-5 g/m3 hoặc ngâm với liều 0.5-0.7 g/m3.

Bệnh sán lá đơn chủ

Tác nhân gây bệnh: do sán Dactylogyrus và Gyrodactylus

Dấu hiệu bệnh lý: Sán ký sinh trên da và mang của cá và phá hoại tổ chức

gây tiết nhiều dịch nhờn ảnh hưởng đến hô hấp của cá. Chỗ sán bám gây viêm loét tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và một số sinh vật xâm nhập gây bệnh. Cá bị bệnh

bơi lội chậm chạp, cơ thể thiếu máu, cá gầy yếu.

Sán ký sinh trên các loài cá nuôi nước ngọt ở nhiều lứa tuổi nhưng gây bệnh nghiêm trọng nhất đối với giai đoạn cá hương, cá giống.

Phòng trị bệnh:

Một phần của tài liệu Đề cương nuôi trồng thủy sản đại cương chuyên ngành thú y. (Trang 38 - 39)