Viêm xương chũm cấp tính.

Một phần của tài liệu Bài giảng tai mũi họng phần 2 (Trang 25 - 27)

Bao gồm:

- Viêm xương chũm cấp tính không xuất ngoại. - Viêm xương chũm cấp tính xuất ngoại.

1.1.Viêm xương chũm cấp tính không xuất ngoại.

1.1.1. Nguyên nhân.

- Do viêm tai giữa không được điều trị triệt để.

- Biến chứng của viêm tai giữa cấp tính (các trường hợp viêm tai giữa hoại tử và ở hài nhi sức đề kháng yếu).

- Biến chứng của viêm tai giữa mạn tính.

- Viêm tai giữa sau các bệnh: cúm, sởi, bạch hầu và ho gà.

Điều kiện thuận lợi:

- Những cơ thể có sức đề kháng yếu.

- Độc tố vi khuẩn mạnh.

- Xương chũm là loại thông bào.

1.1.2. Giải phẫu bệnh lý.

- Phù nề niêm mạc và màng xương, các nhóm tế bào khí của xương chũm bị phá huỷ, toàn bộ các vách ngăn tế bào khí bị phá huỷ và thông với nhau tạo thành một túi mủ lớn trong chứa đầy tổ chức hạt viêm và xương hoại tử. Sự phá huỷ này có thể vượt qua giới hạn xương chũm phá vào xoang tĩnh mạch bên.

- Gây viêm tắc tĩnh mạch bên, nhiễm trùng huyết.

- Vào phần tiểu não gây áp xe tiểu não.

- Qua trần hang chũm vào đại não gây nên áp xe não và viêm màng não.

- Có thể phá huỷ thành ống tai xương gây xuất ngoại vào ống tai.

- Vào mê nhĩ gây viêm mê nhĩ và viêm xương đá.

1.1.3. Triệu chứng.

* Toàn thân:

- Sốt 390C- 400C kéo dài, thể trạng suy nhược, mệt mỏi, nhiễm trùng, nhiễm độc (gặp trong viêm tai giữa chảy mủ quá 2 tuần không thấy khỏi các triệu chứng thậm chí còn có diễn biến nghiêm trọng hơn như sốt cao hơn, đau tai hơn, mủ chảy ra đặc hơn và có mùi thối).

- Ở hài nhi có thể thấy co giật, thóp phồng giống như viêm màng não. * Cơ năng:

- Đau tai: là triệu chứng chính, đau tăng dữ dội, đau sâu trong tai lan ra vùng chũm và vùng thái dương.

- Nghe kém kiểu dẫn truyền.

- Ù tai.

- Chóng mặt nhẹ.

* Thực thể:

- Mủ tai: đặc có mùi thối khẳn, có mầu xanh hoặc vàng đôi khi có lẫn máu.

- Màng nhĩ: (quan sát được sau khi lau sạch mủ tai) nề đỏ, lỗ thủng thường sát khung xương, bờ nham nhở, đáy lỗ thủng phù nề xung huyết, đôi khi bị xơ hóa.

* X-quang: tư thế Schuller: các vách thông bào của các nhóm thông bào dầy, bị mờ do sự phá huỷ các nhóm tế bào xương chũm, có những đám bị mất vách xương biến thành các hốc rộng.

1.1.4. Tiến triển và biến chứng: viêm xương chũm cấp tính khó có thể tự khỏi, nếu không được điều trị sẽ đưa tới viêm xương chũm mạn tính, viêm xương nếu không được điều trị sẽ đưa tới viêm xương chũm mạn tính, viêm xương chũm xuất ngoại và có thể đưa tới các biến chứng hiểm nghèo.

Các biến chứng thường gặp là:

- Viêm xương hay cốt tuỷ viêm xương thái dương, xương đá hay xương chẩm với hội chứng nhiễm khuẩn nặng.

- Liệt mặt ngoại biên do tổn thương dây thần kinh số VII.

- Viêm mê nhĩ.

- Các biến chứng nội sọ như: viêm màng não, áp xe não hay viêm tĩnh mạch bên.

1.1.5. Điều trị.

- Mổ cấp cứu là phương pháp duy nhất.

- Kháng sinh liều cao toàn thân bằng đường tiêm truyền chỉ làm giảm triệu chứng.

1.1.6. Phòng bệnh.

- Điều trị tích cực các nguyên nhân gây viêm tai giữa: điều trị viêm mũi họng, nạo V.A.

- Điều trị tích cực viêm tai giữa mạn tính.

- Theo dõi và phát hiện sớm các biến chứng.

1.2. Viêm xương chũm cấp tính xuất ngoại.

Có thể gặp các hình thái sau:

- Sưng sau tai, vùng xương chũm làm vểnh tai ra phía trước và xuống dưới.

- Sưng trên tai lan ra vùng thái dương, có thể làm khít hàm hoặc phù nề mi mắt.

- Sưng ở vùng mỏm chũm lan ra phần trên cổ...

1.3. Viêm xương chũm cấp tính tiềm ẩn: Hay gặp ở trẻ em có tiền sử viêm tai giữa tái phát nhiều lần, mặc dù đã nạo V.A trẻ vẫn ốm vặt, không lên cân... giữa tái phát nhiều lần, mặc dù đã nạo V.A trẻ vẫn ốm vặt, không lên cân... không có lý do nào khác, khám tai: màng nhĩ dày đục và biểu hiện bằng trạng thái nhiễm độc thần kinh.

Một phần của tài liệu Bài giảng tai mũi họng phần 2 (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w