1.1. Hội chứng ốc tai-tiền đình rễ:
1.1.1. Nguyên nhân:
- Viêm màng nhện: có nhiều thể: thể viêm dính gặp sau phẫu thuật tai- xương chũm khi đã ổn định, thể viêm nang và thể giả u.
- Viêm dây thần kinh thính giác do virút (cúm, quai bị..) hay do giang mai…
- Nhiễm độc do rượu, hoá chất như CO, chì…
1.1.2. Triệu chứng.
Bao gồm các hội chứng: + Hội chứng tiền đình:
- Chóng mặt rõ rệt, có cơn bộc phát, kèm theo ù tai.
- Rung giật nhãn cầu tự phát loại ngang-xoay hướng về bên tai lành, không chỉ xuất hiển trong mà có thể cả ngoài cơn chóng mặt.
- Khám tiền đình: trả lời hoà hợp, thể ngoại biên nhưng với vài hiện tượng kiểu trung ương như nghiệp pháp Romberg không bị ảnh hưởng khi thay đổi tư thế đầu, nghiệm pháp ngón trỏ chỉ lệch một tay cùng bên lành.
+ Hội chứng ốc tai: nghe kém thể tiếp âm, không có hiện tượng hồi thính. + Hội chứng thần kinh:
- Nhức đầu liên tục, có cơn bột phát thường ở vùng chẩm-đỉnh.
- Có rối loạn trương lực cơ, nhưng rối loạn thăng bằng và hội chứng tiểu não không rõ.
1.1.3. Xử trí.
Tùy theo nguyên nhân: + Nội khoa:
- Do nhiễm độc: loại bỏ chất độc, cho huyết thanh ngọt ưu trương, kháng histamin, corticoid.
- Do viêm thần kinh thính giác, viêm màng nhện: chống viêm, chống phù nề bằng corticoid, kháng sinh.
+ Ngoại khoa: u dây thần kinh thính giác: lấy bỏ khối u theo đường tai-mê nhĩ khi khối u còn nhỏ, ở ống tai trong. Theo đường sọ não khi khối u đã phát triển vào nội sọ.
1.2. Hội chứng tiền đình trung ương.
1.2.1. Nguyên nhân.
+ Thương tổn các nhân tiền đình hay những đường liên lạc giữa các nhân tiền đình.
+ U hay áp xe tiểu não.
+ U ở hành não, cầu não hay củ não sinh tư.
+ U dây thần kinh thính giác khi đã lan đến góc cầu-tiểu não. + Thoái hoá tổ chức não, hành não.
1.2.2. Triệu chứng.
+ Hội chứng suy giảm:
- Chóng mặt không rõ rệt như trong hội chứng tiền đình rễ.
- Mất thăng bằng nhẹ, không tương xứng với cảm giác chủ quan của người bệnh.
- Rung giật nhãn cầu bao giờ cũng có.
- Các nghiệm pháp gây ra thể hiện: không hài hòa, thiếu sót, từng mảng. + Hội chứng kích thích:
- Chóng mặt nhẹ, trong khi mất thăng bằng rõ rệt.
- Rung giật nhãn cầu thường không có hay khi có, khi không. - Các nghiệm pháp gây ra thể hiện quá kích thích, không đầy đủ.
2. Điếc.
Đối với thầy thuốc Tai Mũi Họng, điếc là giảm sút sức nghe ít hoặc nhiều: giảm sút sức nghe dù ít cũng cần khám tai và đo sức nghe vì có khi là bắt đầu một bệnh nặng như u dây thần kinh VIII.
2.1. Điếc nghề nghiệp.
Công nhân làm việc nơi có tiếng ồn cần khám định kỳ để phát hiện sớm điếc nghề nghiệp, lúc đầu chưa có ảnh hưởng đến giao tiếp. Điếc nghề nghiệp là loại điếc không hồi phục nên cần phát hiện và xử lý sớm.
2.2. Điếc trẻ em.
Điếc nặng trên 80 dB (đêxiben) chiếm 1% số trẻ em. Nếu trẻ em không biết "hóng chuyện", "ứ à bập bẹ", "chậm nói". Do đó cần phát hiện trẻ em bị điếc càng sớm càng tốt để đeo máy trước 2 tuổi. Đeo máy chậm ảnh h- ưởng tới khả năng nghe, phát âm, tâm lý, tình cảm của trẻ. Điếc nặng không đeo máy sẽ trở thành “câm” ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ và tính cách của trẻ .
2.3. Điếc đột ngột.
Điếc xuất hiện đột ngột. Là loại điếc tiếp nhận thường một bên tai có khi hai bên tai, hay gặp ở người trung niên, khó tìm thấy nguyên nhân ngay từ đầu.
Điều trị: nằm nghỉ tại giường, truyền dung dịch ưu trương, thuốc dãn mạch như: divascol, papaverin, có thể dùng corticoid. Cần loại trừ các nguyên nhân: bệnh xơ cứng rải rác, đái đường, giang mai, bệnh bạch cầu mạn, u dây thần kinh số VIII, có trường hợp do thuốc, bệnh do virút, các bệnh mạch máu…
Chương 7
BIẾN CHỨNG VIÊM TAI - XƯƠNG CHŨM
1. Đại cương.
Viêm tai giữa là một bệnh có thể gây biến chứng trầm trọng có thể gây tử vong. Trước khi có kháng sinh tỷ lệ tử vong do biến chứng nội sọ do tai rất cao. Ngày nay với sự phát triển của kháng sinh, của các phương tiện chẩn đoán và điều trị, tỷ lệ tử vong nay đã giảm xuống rất nhiều so với trước kia.
Tuy nhiên biến chứng nội sọ do tai vẫn là biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Các biến chứng nội sọ do tai: viêm màng não, áp xe ngoài màng cứng, áp xe não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, viêm mê nhĩ và liệt mặt.