Kết quả diệt khuẩn E.Coli của Ag nanô

Một phần của tài liệu chế tạo và nghiên cứu các tính chất vật lý của kim loại bạc có cấu trúc nanô (Trang 42 - 45)

Mẫu nước được lấy từ sông Đông Ba, khu vực chợ Phú Bình, TP.Huế. Nước ở đây bị nhiễm khuẩn E.Coli được xác định tại Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế với hàm lượng là 4,2.102 CFU/100 ml (Hình 3.19). CFU (Colony Forming Unit) là đơn vị khuẩn lạc có chứa chủng E.Coli, thường được sử dụng trong các thí nghiệm sinh phẩm để xác định mức độ nhiễm khuẩn của nguồn nước.

Mẫu nước sau khi được lọc qua bộ lọc gốm đã phủ keo Ag nanô sẽ được lấy mẫu để kiểm tra sự có mặt của vi khuẩn E.Coli. Kết quả kiểm tra sau 48 giờ cho thấy khơng cịn thấy nhóm khuẩn E.Coli nào có trong mẫu nước (Hình 3.20).

Hình 3.19. Mẫu nước ở sơng Đơng Ba

bị nhiễm E.Coli.

Hình 3.20. Mẫu nước sau khi được

xử lý bởi bộ lọc phủ Ag nanô không thấy xuất hiện E.Coli.

KẾT LUẬN

Đề tài đã được hoàn thành tại khoa Vật lý, trường Đại học Khoa học Huế sau hơn 4 tháng thực hiện. Với mục tiêu và nhiệm vụ mà đề tài đã đặt ra, chúng tơi đã đạt được các kết quả chính như sau:

1. Đã tổng hợp keo Ag có cấu trúc nanơ bằng phương pháp vi sóng sử dụng chất ổn định là PVP và SiO2.

Keo Ag nanơ thu được có màu vàng tươi đặc trưng. Phép đo phổ hấp thụ đã khẳng định điều này.

Ảnh TEM chụp được cho thấy sản phẩm thu được là các hạt nanơ Ag có cấu trúc hình cầu rất đồng đều, có đường kính từ 5 đến 12 nm.

2. Lần đầu tiên dùng chất ổn định là SiO2 nanơ để tổng hợp keo Ag có cấu trúc nanơ bằng phương pháp vi sóng.

Ảnh TEM chụp được cho thấy sản phẩm thu được là các hạt nanơ Ag hình cầu rất đồng đều nhưng lại có cấu trúc “vỏ – lõi” với lõi là các hạt Ag có đường kính khoảng 12 nm và vỏ là lớp SiO2 bao quanh các hạt Ag có bề dày khoảng 2 nm.

3. Đã chế tạo bộ lọc gốm xử lý nước bằng hỗn hợp đất sét – vỏ trấu có phủ keo Ag nanơ.

Bằng phương pháp kiểm tra vi sinh đã chứng tỏ keo Ag nanô tổng hợp được đã diệt hồn tồn vi khuẩn E.Coli có trong nước sơng Đơng Ba.

Ngoài ý nghĩa khoa học của đề tài, đề tài còn mang nhiều ý nghĩa thực tiễn về kinh tế và xã hội:

+ Mở ra hướng mới cho công nghệ nanô trong tương lai – công nghệ silica. SiO2 hứa hẹn sẽ là vật liệu mới, sẽ được sử dụng để làm chất ổn định thay thế cho PVP. Đây là vật liệu phổ biến, có tính kinh tế cao, đã được chế tạo ở bộ môn Vật lý chất rắn.

+ Mở ra phương pháp xử lý nước tiện ích, hiệu quả, có tính kinh tế cao cung cấp cho các vùng có nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, hải đảo và những nơi chưa có nguồn nước máy.

Mặc dù đã hoàn thành những nội dung cơ bản của đề tài, song do hạn chế về thời gian cũng như sự hỗ trợ của các đơn vị khác nên còn một số vấn đề chưa được giải quyết trọn vẹn:

+ Trong việc tổng hợp keo Ag nanô, chúng tôi chưa đánh giá được sự ảnh hưởng của nồng độ ion Cl– có trong dung dịch ban đầu đến kết quả sản phẩm thu được.

+ Sản phẩm ứng dụng Ag nanô để xử lý nước chỉ dừng lại ở phạm vi phịng thí nghiệm mà chưa đưa ra được sản phẩm thương mại hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu chế tạo và nghiên cứu các tính chất vật lý của kim loại bạc có cấu trúc nanô (Trang 42 - 45)