0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

TRUNG QUỐC MỘT THỊ TRƯỜNG NHIỀU TIỀM NĂNG NHƯNG ĐẦY THỬ

Một phần của tài liệu MARKETING QUỐC TẾ VÀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (Trang 28 -39 )

THÁCH:

1. Tìm hiểu thị trường Trung Quốc: 1.1 Tổng quan:

Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn nằm trên bờ Tây Thái Bình Dương, có diện tích 9.596.960 km2 lớn thứ 3 trên thế giới, sau Nga và Canada, gần bằng Châu Âu và lớn hơn Hoa Kỳ một chút. Biên giới lục địa dài hơn 22.000 km, tiếp giáp với 15 quốc gia trong đó có Việt Nam. Cả nước được chia làm 23 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 5 khu vực tự trị. Là nước có dân số đông nhất thế giới: hơn 1,3 tỷ người. Mật độ dân số tương đối cao(145 người/km2), nhưng phân bố không đồng đều. Khu vực gần bờ biển phía Đông mật độ dân số rất cao (400 người/km2) so với vùng cao nguyên phía Tây(có nơi dưới 10 người/km2). Người Hán chiếm đại đa số(93%), còn lại là các dân tộc thiểu số(7%) thuộc 55 dân tộc khác nhau.

Thị trường 1,3 tỷ dân là một thị trường vô cùng rộng lớn, sẽ có rất nhiều phân khúc khác nhau. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp muốn xâm nhập vào lựa chọn được phân khúc thích hợp nhất. Trung Quốc là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong nhiều năm liền (trung bình khoảng 9% năm). Thu nhập của dân chúng ở đây cũng tăng rất nhanh, nhất là thu nhập của những người có thu nhập thấp(còn chiếm đại bộ phận dân số). Vì vậy tiềm năng của thị trường này trong lĩnh vực hàng tiêu dùng là rất lớn.

Do địa hình chủ yếu là các dãy núi, đồng bằng rộng lớn và sa mạc ngăn cách các vùng nên tạo ra sự khác biệt về khí hậu, tôn giáo, văn hoá cũng như trình độ phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển từng vùng chênh lệch nhau rất rõ. Miền duyên hải,

có nơi phát triển với thu nhập bình quân đầu người trên 20,000 USD/năm, trong khi các vùng miền Tây có thu nhập bình quân đầu người khá thấp chỉ khoảng 300 USD/năm. Nhu cầu của thị trường vì vậy khá đa dạng và có thể được xem là một thị trường dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khác nhau. Đây là một thị trường đặc trưng bởi sự tồn tại của các loại hàng hóa có quy cách và chất lượng khác nhau xa đến mức giá cả hàng hóa thực tế chênh lệch nhau hàng chục, thậm chí hàng trăm lần.

1.2. Những lưu ý chung khi thâm nhập thị trường Trung Quốc: a. Luật ngoại thương:

Trung Quốc đã hình thành được một hệ thống ngoại thương tương đối hoàn thiện gồm có Luật Ngoại thương làm nền tảng, quy định việc quản lý các nhà doanh nhân hoạt động trong lĩnh vực ngoại thương, các mặt hàng xuất nhập khẩu và công nghệ, trao đổi ngoại hối, quản lý hải quan, kiểm tra các mặt hàng xuất nhập khẩu, kiểm dịch động vật và thực vật, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, trọng tài kinh tế và thương mại có liên quan đến quyền lợi và doanh thu của phía nước ngoài. Luật ngoại thương của TQ ra đời vào tháng 7 năm 1994, làm nền tảng tiêu chuẩn hóa các hoạt động ngoại thương ở TQ.

Ngoài luật ngoại thương ra còn có các tham khảo khác liên quan như :

• Quy định về những vấn đề liên quan đến việc kiểm tra và phê chuẩn cho phép các công ty ngoại thương hoạt động.

• Các quy trình tạm thời về điều hành và quản lý các mặt hàng xuất nhập khẩu • Điều khoản về việc phân phối hạn ngạch hàng hóa xuất khẩu

• Quy trình đấu thầu xuất khẩu máy móc và sản phẩm điện tử b. Hệ thống thuế nhập khẩu:

Tổng cục Hải quan Trung Quốc (CGA) là cơ quan xác định thuế và thu thuế. Thêm vào đó, cơ quan này thu thuế giá trị gia tăng (VAT), thường ở mức trung bình 17% đối với những hàng hoá nhập khẩu. Thuế nhập khẩu được chia thành hai loại: thuế quan chung và thuế quan tối thiểu (đối với những nước được hưởng tối huệ quốc). Năm đặc khu kinh tế, các thành phố mở, và những khu vực mậu dịch tự do có thể được hưởng ưu tiên giảm thuế hoặc miễn thuế.

Định giá thuế quan: Theo qui định thuế quan của Trung Quốc, trị giá hàng hoá nhập khẩu là theo giá CIF, bao gồm cả giá bán thông thường của hàng hoá, cộng chi phí đóng gói, cước chuyên chở, phí bảo hiểm, và hoa hồng cho người bán. c. Các cuộc triển lãm và công cán thương mại:

Hiện nay, hàng trăm các cuộc triển lãm được tổ chức hàng năm ở Trung Quốc. Hầu hết được tài trợ hay đồng tài trợ bởi các cơ quan chính phủ, các hiệp hội nhà nghề, hoặc Cục xúc tiến ngoại thương Trung Quốc (CCPIT). Các cuộc triển lãm cũng được tổ chức bởi Mỹ, Hong Kong, và các cơ quan thương mại nhà nước, và các tổ chức quảng cáo chuyên nghiệp khác.

Chi phí tham gia quảng cáo đôi khi cao và chỉ đến được với người xem ở địa

phương, vì vậy cần phải xem xét cẩn thận là nên tham gia vào cuộc triển lãm nào.

d. Quảng cáo tiếp thị:

Hiện nay Trung Quốc đang trong cuộc cách mạng tiêu dùng. Nhận thức về thương hiệu ngày càng có tầm quan trọng và các hình thức quảng cáo đa dạng đang bắt

đầu đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút người tiêu dùng Trung Quốc.

Quảng cáo trên ti vi chiếm tỉ lệ lớn nhất trong thị trường quảng cáo ở Trung Quốc. Số lượng người xem ti vi thường xuyên của Trung Quốc chiếm tới 84% trong tổng số 1,2 tỉ dân nước này.

Quảng cáo là một cách hữu hiệu nhằm tạo dựng nhận thức của những người tiêu dùng tiềm năng về sản phẩm ở Trung Quốc. Những kênh quảng cáo bao gồm các ấn phẩm, đài, ti vi, bảng hiệu, internet và bảo trợ cho các hoạt động thể thao. Sự bùng nổ các cửa hàng bán lẻ và gia tăng cạnh tranh giữa những người bán lẻ ở Trung Quốc đang làm cho ngành công nghiệp quảng cáo ở Trung Quốc thậm chí còn tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế. Theo Hiệp hội quảng cáo quốc gia Trung Quốc (trực thuộc Cục Thương mại và Công nghiệp Nhà nước) tổng chi phí cho quảng cáo hàng năm đã lên hơn 10 tỷ USD.

Trung Quốc có khoảng 70.747 công ty kinh doanh quảng cáo, bao gồm hơn 380 doanh nghiệp nước ngoài. Các công ty quảng cáo nước ngoài bị giới hạn cổ phần ở mức 51% trong các doanh nghiệp kinh doanh. Hầu như tất cả các công ty quảng cáo lớn trên thế giới đều có mặt ở Trung Quốc.

Luật quảng cáo năm 1995 của Trung Quốc bao gồm cả những điều hướng dẫn những qui định. Ví dụ, một trong những qui định là quảng cáo phải "đảm bảo những chân giá trị và những lợi ích của Nhà nước".

So sánh với các sản phẩm khác cũng như phóng đại trong quảng cáo là không được phép. Những hạn chế của Trung Quốc trong lĩnh vực quảng cáo bao gồm cả những qui định về xác định độ an toàn và vệ sinh của các bộ liên quan trong việc giám sát các sản phẩm tiêu dùng khác nhau. Các tiêu chuẩn soát hết sức đa dạng

trên khắp Trung Quốc.

MOFTEC và SAIC là những tổ chức điều chỉnh về luật lĩnh vực quảng cáo, nhưng rất nhiều các tổ chức khác như là Bộ Văn hoá và Cục quản lý Nhà nước về radio, phim và ti vi đóng một vai trò chủ động trong việc kiểm soát ấn phẩm hay quảng cáo trên ti vi.

Internet và Thương mại điện tử:

Sự phát triển nhanh chóng của quảng cáo làm gia tăng lợi ích trong việc sử dụng "thương mại điện tử" ở Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc vẫn còn là một nước đang phát triển, nhưng nhu cầu sử dụng công nghệ cao đã thâm nhập với nhiều dạng thương mại điện tử chính phủ (e-government) hay giữa các doanh

nghiệp(B2B). Chính phủ đã tìm kiếm sử dụng công nghệ ở nhiều mức độ để thông báo cho công chúng về luật, thuế quan và những thủ tục đơn giản hoá, và các hãng kinh doanh đang bắt đầu chào hàng, bán hàng và liên hệ trên mạng. Thêm vào đó, marketing trực tiếp và bán hàng trên mạng đã bắt đầu manh nha bất chấp những khó khăn về vấn đề sử dụng thẻ tín dụng hay phân phối. SAIC ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã bắt đầu quá trình cấp giấy phép nhằm tạo ra một "thị trường hợp lý và có thể tin cậy".

e. Dịch vụ khách hàng:

Các công ty nước ngoài hiện nay thường không được phép trực tiếp cung cấp các dịch vụ sau bán hàng và hỗ trợ khách hàng mua những sản phẩm của họ bán ở Trung Quốc. Các công ty đầu tư nước ngoài (FIE) có thể cung cấp các dịch vụ này cho những sản phẩm mà họ sản xuất trong nước. Đôi khi các công ty nước ngoài có thể xin phép các công ty Nhà nước có thẩm quyền để cung cấp dịch vụ thường

là trên cơ sở hợp đồng, hay thiết lập các đại lý dịch vụ tham gia cả việc cung cấp các bộ phận phụ thêm và các dịch vụ hậu mãi.

2. Tìm hiểu thị trường giày dép của Trung Quốc: * Một thị trường có quy mô khổng lồ:

- Với quy mô dân số hơn 1,3 tỷ, tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng nói chung và giày dép nói riêng của Trung Quốc là rất lớn. Theo kết quả một cuộc điều tra với quy mô lớn của hiệp hội da giày Hồng Kông (tiến hành tại các cụm dân cư chính của hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc) thì trung bình mỗi người dân được khảo sát đang sở hữu 4,2 đôi. Đó là một tỷ lệ khá cao và vẫn còn khả năng tăng lên trong tương lai khi mà thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Cũng theo tra của hiệp hội trên thì hiện nay thị trường tiêu thụ giày dép Trung Quốc đã vượt hơn 2 tỷ đôi/năm và trở thành nước tiêu thụ giày dép lớn nhất thế giới (theo sau là Hoa Kỳ: 1,6 tỷ đôi/năm). Theo dự đoán trong vài năm tới sản lượng đó sẽ đạt mức 3 tỷ đôi/năm và đó vẫn chưa phải là con số sau cùng.

- Với quy mô như vậy nhưng thị trường nhập khẩu giày dép của Trung Quốc tương đối nhỏ, chỉ chiếm khoảng 1% thị trường cả nước. Giày ngoại có mặt chính thức không nhiều và nhắm vào khả năng mua sắm của số ít người có thu nhập cao, chủ yếu là các nhãn hiệu nổi tiếng toàn cầu như: Nike, Adidas, Reebook,... - Hầu hết người tiêu dùng Trung Quốc bị thu hút bởi giày dép có chất lượng từ thấp đến trung bình bởi vì thu nhập của đại bộ phận dân số dành cho tiêu dùng còn tương đối thấp. Thị trường giày dép chất lượng cao chỉ nằm trong top 5% dân số có thu nhập cao. Tuy vậy, nhưng cũng có một bộ phận đáng kể dân cư đang

có thu nhập ngày càng gia tăng và đang có xu hướng chuyển sang tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng cao hơn.

* Đối thủ cạnh tranh và những đặc điểm của thị trường:

- Vì tỷ lệ các doanh nghiệp nước ngoài có mặt ở đây rất ít nên đối thủ cạnh tranh chủ yếu trước mắt của Biti's khi thâm nhập vào thị trường này là các doanh nghiệp da giày của Trung Quốc. Từ lâu các doanh nghiệp da giày Trung Quốc đã có địa vị thống trị đối với cả thị trường trong nước và quốc tế. Trung quốc hiện đang là nước sản xuất và xuất khẩu giày dép lớn nhất trên thế giới. Hàng năm sản xuất ra hơn 6 tỷ đôi giày dép các loại, chiếm khoảng 53% tổng sản lượng của thế giới, kim ngạch xuất khẩu cũng chiếm hơn 20 % tổng giá trị xuất khẩu giày dép của toàn thế giới.

- Với khoảng 16000 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực da giày cung cấp việc làm cho hơn 2 triệu công nhân. Trong đó 11% là các doanh nghiệp sở hữu của nhà nước, 42% doanh nghiệp tư nhân, 24% doanh nghiệp tập thể(collective enterprises), 23% doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Các doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số nhưng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân lại kém hẳn so với loại hình tập thể và có vốn đầu tư nước ngoài do khu vực này ít chú trọng đầu tư về vốn và công nghệ mới. Các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao nhất là các doanh nghiệp từ Hồng Kông, Đài Loan và một số doanh nghiệp nội địa Đại Lục.

- Nhìn chung thì khả năng cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp da giày Trung Quốc là rào cản lớn nhất cho những ai muốn thâm nhập vào thị trường này. Lợi thế về cạnh tranh giá rẻ của hàng Trung Quốc có thể lý giải bởi một số nguyên sau:

Thứ nhất, hầu hết thiết bị, nhà máy của TQ, ngoài một số chi tiết nhập ngoại, đều được sản xuất trong nước. Vì vậy, giá máy móc rất rẻ so với máy cùng loại của nước ngoài. Mức khấu hao tài sản tính vào trong mỗi sản phẩm rất thấp, dẫn đến việc giá thành sản phẩm rất rẻ.

Kế đến, khi sản xuất một sản phẩm nào đó, các xí nghiệp TQ thường sản xuất một khối lượng rất lớn với lý luận dễ hiểu rằng: giá thành sẽ tỉ lệ nghịch với số lượng. Với suy nghĩ đó, các doanh nhân TQ không ngại sản xuất một số lượng lớn hàng hóa mỗi khi họ nhận được đơn đặt hàng của khách hàng, thậm chí số sản phẩm làm ra còn cao hơn khối lượng trong các đơn đặt hàng rất nhiều. Họ không phải lo tồn kho vì thị trường nội địa với dân số trên 1,3 tỷ người sẽ tiêu thụ số lượng hàng khổng lồ đó, số còn dư sẽ được xuất khẩu sang nước ngoài. Một chủ doanh nghiệp sản xuất da giày xuất khẩu của TQ đã tiết lộ rằng khi nhận được đơn đặt hàng 1 triệu sản phẩm, ông sẵn sàng làm ra 1,3- 1,5 triệu sản phẩm. Ông cho biết tổng chi cho 1 triệu và 1,5 triệu sản phẩm không chênh lệch nhau nhiều. Và sau khi xuất 1 triệu sản phẩm này sang nước ngoài với giá cao theo hợp đồng xuất khẩu đã ký, số còn lại sẽ được tiêu thụ nội địa hay bán sang nước khác với giá nào cũng được.

Ngoài ra, giá nhân công TQ thuộc loại thấp nhất thế giới. Chính phủ TQ những năm gần đây có rất nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp làm hàng

xuất khẩu như: trợ giá, giảm thuế, hoàn thuế nhanh, thưởng xuất khẩu,.... Đây cũng là nguyên nhân khiến các nước công nghiệp phát triển áp dụng điều luật "chống bán phá giá" đối với hàng TQ.

- Riêng đối với ngành công nghiệp da giày Trung Quốc, sở dĩ ngành này rất phát triển và thống lĩnh thị trường trong nước và quốc tế là do còn có một ngành công nghiệp phụ trợ rất phát triển, đặc biệt là ngành thuộc da (Trung Quốc cũng được công nhận là nước sản xuất da thuộc lớn nhất thế giới. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu da đạt 19 tỷ USD, chiếm 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc), trong khi các nước khác ít nhiều phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ Trung Quốc nên khó có khả năng cạnh tranh về giá với hàng Trung Quốc.

- Một thị trường rất khác biệt về mặt địa lý:

+ Tuy có quy mô rất lớn nhưng ngành sản xuất giày dép của Trung Quốc chỉ tập trung phát triển ở một số vùng nhất định ở phía Đông, nơi người dân có thu nhập tương đối cao. Trong đó lớn nhất phải kể đến Quảng Đông, nơi đây đã đóng góp một nửa tổng sản lượng giầy dép của nước này. Sự phát triển của công nghiệp da giầy Quảng Đông bắt đầu từ giữa năm 1980. Nhờ có chính sách mở cửa và việc bố trí lại ngành công nghiệp thế giới, một khu công nghiệp với qui mô lớn được phát triển tại Quảng Đông. Năm 2002, đã có hơn 10.000 nhà máy sản xuất giầy dép hoạt động ở Quảng Đông. Với sản lượng 3 tỷ đôi/năm, sản lượng giầy dép của Quảng Đông chiếm một nửa tổng sản lượng giầy dép cả nước và trên 1/4 tổng sản lượng thế giới.Quảng Đông đã xuất khẩu được 2,04 tỷ đôi giầy, trị giá 4,78 tỷ USD và chiếm gần 50% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Ngành Da

Một phần của tài liệu MARKETING QUỐC TẾ VÀ THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG (Trang 28 -39 )

×