Kết quả phân tích hình thái giải phẫu quả thể nấm linh chi

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng nấm linh chi trên giá thể rong giấy và phụ liệu (Trang 28 - 34)

Về hình thái quả thể

Hình 3.9.Ụ nấm sau 10 ngày ở Hình 3.10. Ụ nấm sau 10 ngày ở môi trƣờng truyền thống môi trƣờng 80% rong giấy.

Trong quá trình theo dõi sự phát triển hình thành quả thể ở môi trƣờng bổ sung rong giấy và môi trƣờng đối chứng, chúng tôi thấy rằng :

- Nấm hoàng chi khi mới ra có dạng cục u sùi, có màu trắng tƣơi, mọng dạng cầu, chất thịt nấm mềm xốp.

- Ở môi trƣờng truyền thống thì ụ nấm chồi ra to chỉ bằng ngón tay cái, chồi ra từ cổ nút bông (hình 3.9).

- Ở môi trƣờng rong ta phải tháo bỏ nút bông ra thì ụ nấm mới chồi ra đƣợc, ụ nấm ra rất to, gần bằng nắm tay, to gấp 3-4 lần so với môi trƣờng truyền thống (hình 3.10). Từ lúc ụ nấm đùn ra khỏi miệng túi, ở môi trƣờng truyền thống thì phải thƣờng xuyên tƣới nƣớc, trung bình mỗi ngày khoảng 3-5 lần, tùy thuộc vào nhiệt độ môi trƣờng. Trong khi ở môi trƣờng rong giấy thì từ lúc ụ nấm đùn ra khoảng 15-20 ngày sau đó thì tuyệt đối không đƣợc tƣới nƣớc, nếu tƣới nƣớc thì ở ụ nấm sẽ có hiện tƣợng thối nhũn.

Nhận xét : Mỗi môi trƣờng đều ẩn chứa những hàm lƣợng dinh dƣỡng khác nhau, có thể vì rong giấy là một thực vật thủy sinh bậc thấp, nên bản thân rong giấy sẽ hấp thụ rất nhiều khoáng chất, vitamin... từ biển, những khoáng chất này ngoài nhiệm vụ cung cấp nguồn dinh dƣỡng cho tế bào, chúng còn có vai trò giữ nƣớc, do đó mà trong một khoảng thời gian dài mà chúng tôi không phải tƣới nƣớc, điều này không có ở môi trƣờng truyền thống. Quá trình nấm hoàng chi phát triển từ khi mới nhú ra đến khi thu hái đƣợc ở hai môi trƣờng cũng có nhiều sự khác biệt khá lớn về thời gian.

- Ở môi trƣờng mạt cƣa truyền thống, thời gian từ lúc ụ nấm hình thành đến khi thu hái vào khoảng 75-85 ngày, trong khi ở môi trƣờng rong thì trong khoảng 60-70 ngày. Nhƣ vậy, nếu tính tổng thời gian từ khi ta cấy meo giống vào bịch phôi sản xuất thì ở môi trƣờng truyền thống nằm trong khoảng 120-135 ngày (hơn 4 tháng), thời gian này cũng tƣơng đƣơng với TS. Ngô Anh-ĐH Huế trồng trong

khoảng 85-120 ngày.Ở môi trƣờng rong chiếm khoảng 80-90 ngày (gần 3 tháng). - Quá trình hình thành đến khi thu hái, trên bề mặt quả thể ở môi trƣờng truyền thống luôn ở trạng thái thô ráp, quả thể hình quạt nhỏ có các đƣờng tròn đồng tâm, có hiện tƣợng bào tử nấm bị bong ra bề mặt, vì thế chúng tôi luôn luôn phải tƣới nƣớc để đảm bảo độ ẩm. Trong khi đó ở môi trƣờng rong giấy không có biểu hiện nhƣ thế.

Hình 3.11. Tai nấm ở MTTT Hình 3.12. Tai nấm ở MT rong

Hình 3.13. Tác giả và sản phẩm nấm hoàng chi trên môi trƣờng rong giấy

-

- Nấm hoàng chi trên môi trƣờng rong khi trƣởng thành thƣờng có dạng u móng hình quạt rất lớn, có những vòng tròn đồng tâm, tán lệch không đều, chiều rộng chỗ lớn nhất tới 14 cm. Mép nấm khi non mọng tròn, đôi khi sùi thành các u thùy lớn nhỏ. Lớp vỏ trên bề mặt quả thể láng nhẵn, bóng khi tƣơi non, theo thời gian chúng có sự thay đổi về màu sắc : từ vàng ƣơm tƣơi  vàng chanh  vàng cam. Khi nấm già có xu hƣớng đổi màu sắc từ ngả xám nâu  vàng nâu (hình 3.13).

- Mặt dƣới có màu trắng ngà, nhất là trong thời kì nấm đang phát triển.

Hình 3.14. Sự khác nhau giữa quả thể nấm hoàng chi ở môi trƣờng rong và môi trƣờng truyền thống

Cấu trúc bên trong nấm hoàng chi bao gồm hai phần chính đó là: phần thịt nấm ở phía trên và lớp ống bào tầng ở phía dƣới. Lớp thịt nấm rất dày (3-7cm) và

xốp, có màu vàng nghệ. Phần phía dƣới là lớp ống bào tầng, xốp nhũn và có màu kem tƣơi. Khi so sánh về độ lớn quả thể ở nghiệm thức 5 và nghiệm thức truyền

Hình 3.15. Nấm hoàng chi thu trong đợt 2 ở môi trƣờng 80% rong giấy

Sau khi thu hái đợt 1, ta tạo độ ẩm và khoảng 20 ngày sau thì ụ nấm bắt đầu hình thành, mọc trực tiếp ở vết cắt lần 1. Ở lần 2 này thì quả thể nhỏ hơn lần 1, tuy nhiên, những đặc tính về màu sắc, khả năng giữ nƣớc, độ dầy tán nấm không có sự thay đổi.

Vì nấm hoàng chi có thời gian sinh trƣởng khá dài (khoảng 3-4 tháng), do đó nấm hoàng chi rất dễ bị nhiễm bệnh, nếu phòng ƣơm không vệ sinh sạch sẽ, một loại nấm thƣờng gặp nhất là loại nấm mốc có tên khoa học là verticillum fungicola,

chúng ở dạng tơ mảnh, tơ phát triển trên bề mặt tai nấm tạo nhiều lỗ hang và các vết nứt, chúng sẽ ức chế sự phát triển của tai nấm và dẫn đến tai bị thối và bị hỏng. Theo các tài liệu và những chủ trang trại đang sản xuất nấm linh chi với diện tích lớn cho biết : nếu tai nấm nào có hiện tƣợng bị nhiễm loại nấm mốc xanh (verticillum fungicola) thì phải vứt bỏ toàn bộ những bịch nấm đã bị nhiễm để

phòng tránh việc nấm bị nhiễm hàng loạt do bào tử của nấm này phát tán vào môi trƣờng trong phòng ƣơm.

Hình 3.16. Loại nấm mốc (verticillum fungicola) ký sinh trên nấm hoàng chi

Trong qua trình nuôi cấy, nấm hoàng chi của chúng tôi cũng bị loại mốc xanh đó xuất hiện, kí sinh trên nhiều tai nấm hoàng chi ở môi trƣờng rong và môi trƣờng truyền thống. Sau khi nghiên cứu và thử nghiệm, chúng tôi đã rất bất ngờ vì loại nấm (verticillum fungicola) đã bị tiêu diệt hoàn toàn đồng thời tai nấm vẫn phát triển trở lại bình thƣờng (chúng tôi dùng cồn 70 độ và dùng vôi tỏa, quét lên những chỗ bị nhiễm mốc 3 lần). Có thể nói, đây là phƣơng pháp đầu tiên đƣợc áp dụng có thể tiêu diệt đƣợc loại nấm này mà không ảnh hƣởng đến quá trình phát triển của nấm hoàng chi nói riêng và nấm linh chi nói chung.

Một phần của tài liệu nghiên cứu trồng nấm linh chi trên giá thể rong giấy và phụ liệu (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)