Phản ứng của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết chính sách thương mại quốc tế (Trang 27)

Các doanh nghiệp có xu hướng né tránh thuế quan bằng nhiều cách khác nhau. Ví dụ:

−Sau chiến tranh thế giới II, Đức xuất khẩu giày vào Pháp. −Thập niên 70, Nhật tặng máy chụp hình cho lính Mỹ. −Thập niên 90, Việt Nam nhập linh kiện Ô tô.

Hình 4.4 : Lợi ích của Thuế quan (trường hợp nước lớn)

NTD = - (a + b + c + d)

Nhà SX = a

Thuế CP = c + e

A XS PQ P Q MD S FT S Q IPF Hình 5.1 Hạn ngạch NK

Chương 5HÀNG RÀO PHI THUẾ QUAN 5.1 Hạn ngạch nhập khẩu

−Khái niệm: là những hạn chế về lượng của những hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia trong một khoản thời gian nhất định.

Trong đó:

PF: mức giá quốc tế của hàng hóa A.

XS: mức cung hàng hóa A trên thị trường thế giới.

MD: mức cầu trong nước về hàng hóa A ở mức giá thế giới. SFT: lượng hàng hóa cân bằng thị trường trong nước ở mức giá thế giới.

SQ: lượng hàng hóa chính phủ cho phép nhập khẩu (hạn ngạch nhập khẩu). PQ: mức giá của hàng hóa A sau khi chính phủ áp đặt hạn ngạch nhập khẩu. Thặng dư của người tiêu dùng : - A.

Hình 5.2 : Tác động của hạn ngạch nhập khẩu

Tác động của hạn ngạch nhập khẩu:

−Hạn chế nhập khẩu và giảm tiêu dùng giống như thuế quan.

−Kiểm soát hạn chế nhập khẩu chắc chắn hơn so với áp dụng thuế quan nên bảo hộ sản xuất trong nước triệt để hơn.

−Nền kinh tế thiệt hại nhiều hơn so với áp dụng biện pháp thuế quan (ngắn hạn).

−Nếu chính phủ bán đấu giá hạn ngạch thì một phần thiệt hại của người tiêu dùng còn được chuyển vào ngân sách. Còn nếu cấp phát hạn ngạch thì nền kinh tế không chỉ mất không 1 khoản mà còn là môi trường thuận lợi cho tham nhũng và tiêu cực.

Ví dụ: hạn ngạch dệt may của EU, Hoa Kỳ; hạn ngạch nhập khẩu lá thuốc lá, hạn ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam …

5.2 Hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER)

a b c d e f Giá Qs Q’s Q* QD Q’D Số lượng S D A C E B D IM’ 0 P* Pq Pw Pq’ D’ C’

Đây là một biện pháp dàn xếp giữa chính phủ nước nhập khẩu và chính phủ nước xuất khẩu:

−Nước nhập khẩu yêu cầu nước xuất khẩu hạn chế bán hàng sang nước nhập khẩu nếu không sẽ thực thi biện pháp trả đũa.

−Nước xuất khẩu đồng ý và tự hạn chế hàng xuất khẩu sang nước yêu cầu.

Khi hai nước đồng ý thực hiện biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện, nó sẽ có tác dụng tương tự như hạn ngạch là gây thiệt hại cho người tiêu dùng và bảo hộ sản xuất tại nước nhập khẩu.

5.3 Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện

Biện pháp mở rộng nhập khẩu tự nguyện là 1 thỏa thuận mà nước nhập khẩu sẽ tự nguyện tăng số lượng mua 1 loại hàng hóa cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định.

5.4 Quy định hàm lượng nội địa của sản phẩm

Đây là biện pháp hành chính quy định hàng hóa nhập khẩu phải có một số lượng linh kiện hoặc giá trị tối thiểu được sản xuất trong nước thì mới được hưởng ưu đãi như: thuế suất thấp, thông quan dễ dàng ….

Tác dụng của phương pháp này cũng giống như hạn ngạch: có lợi cho nhà sản xuất nội địa nhưng thiệt hại cho người tiêu dùng.

Ví dụ: CEPT thỏa thuận 40% giá trị hàng nhập khẩu có nguồn gốc từ các nước ASEAN sẽ được hưởng thuế suất thấp và thông quan theo form D.

5.5 Cartel quốc tế

Cartel quốc tế là một tập hợp một nhóm nhà cung ứng một sản phẩm nhất định nhằm mục đích giới hạn sản lượng sản xuất và xuất khẩu => kiểm soát cung – cầu, điều chỉnh giá cả thế giới theo hướng có lợi cho các thành viên tham gia.

Ví dụ: OPEC, Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê, tiêu, gạo ….

5.6 Bán phá giá

5.6.1 Khái niệm

Bán phá giá là bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất hoặc là bán thấp hơn giá thành sản xuất cộng với chi phí đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài.

Bán phá giá nhằm:

−Tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa. (xe gắn máy, hàng điện tử Trung Quốc, đường Thái Lan)

−Dành thị phần để kiểm soát thị trường. (Coca Cola, Pepsi)

Ví dụ: trong thập niên 90 Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bán với Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước. Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả đũa bằng luật Super 301 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật. Sau đó, Nhật phải nhượng bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa Kỳ. Tranh chấp thương mại mới kết thúc.

Năm 2005, Trung Quốc cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU để tránh một cuộc chiến thương mại không có lợi cho đôi bên.

Xét theo thời gian, có 3 hình thức bán phá giá như sau:

Bán phá giá bền vững là 1 cách bán phá giá trong thời gian dài và liên tục.

Bán phá giá chớp nhoáng là 1 cách bán phá giá mạnh trong thời gian ngắn để hạ gục đối thủ cạnh tranh nhanh.

Bán phá giá không thường xuyên là 1 cách bán phá giá ở từng thời điểm nhất định.

5.6.2 Mặt tích cực của bán phá giá

Mặc dù bán phá giá đa phần là gây hại cho nền kinh tế nhập khẩu, tuy nhiên trong từng hoàn cảnh cụ thể, chúng có có những mặt tích cực như sau:

−Người tiêu dùng có lợi vì mua được hàng giá rẻ.

−Nếu bán phá giá các nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất cho các nước nhập khẩu.

−Tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn buộc sản xuất trong nước phải gia tăng cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh.

5.7 Trợ cấp

Trợ cấp là những khoản chi của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp để :

−Hạ chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu (VD: vay vốn lãi suất thấp, thưởng xuất khẩu …).

−Bù đắp thiệt hại cho việc nhập khẩu những mặt hàng cần thiết nhưng giá nhập cao hơn mặt bằng giá mà chính phủ muốn duy trì trên thị trường nội địa. (VD: xăng, dầu, điện nhập khẩu)

Ngoài ra, chính phủ trợ cấp xuất khẩu còn vì:

−Giúp cho các ngành sản xuất mới phát triển và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thế giới. −Cải thiện cán cân thương mại qua việc thu hút nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu.

−Vì lí do chính trị: chính phủ nhận được sự ủng hộ chính trị từ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Hầu hết các quốc gia trợ cấp xuất khẩu đều mong muốn gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tuy nhiên hiệu quả thường kém. Đó là do tính toán quá thấp về “cái giá phải trả”:

5.8 Hàng rào kỹ thuật

Hàng rào kỹ thuật là biện pháp dùng các quy định về kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Hàng

rào kỹ thuật rất đa dạng và ngày càng tinh vi, “khó thấy” hơn. Ví dụ: −Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (cá basa, tôm …)

−Kiểm dịch động thực vật (gạo, cà phê)

−Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu. (bia Sài Gòn) −Ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm … (thuốc tây nhập khẩu) −Điều kiện lao động, nhân quyền …. (Nike)

−Cuộc chiến Tuylip Hà Lan – VCR Nhật: an toàn sử dụng và thủ tục hành chính. −Cuộc chiến Airbus - Boeing: Tiêu chuẩn môi trường.

5.9 Chính sách mua hàng của chính phủ

Chính sách mua hàng của chính phủ có thể quy định rằng một tỷ lệ nhất định hàng hóa mà chính phủ mua sắm phải là từ các nhà sản xuất trong nước chứ không phải nước ngoài.

Lợi ích nền kinh tế = - (b + d +e + f + g)

Chương 6LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ 6.1 Khái niệm

Liên kết kinh tế quốc tế là sự thống nhất một hoặc nhiều chính sách về kinh tế quốc tế như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ, môi trường, an ninh … của nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể đạt được lợi ích kinh tế tối ưu trong tổng thể lợi ích của liên kết. (19)

6.2 Các hình thức liên kết kinh tế quốc tế

Bảng 6.1: Đặc điểm của các mức độ liên kết kinh tế quốc tế của các quốc gia

Hàng hóa mua bán tự do trong khối Một chính sách thuế cho ngoài khối Lao động và vốn di chuyển tự do Một chính sách kinh tế chung Sử dụng một đồng tiền chung Kvực mậu dịch tự do Liên minh thuế quan Thị trường chung Liên minh kinh tế Liên minh tiền tệ

6.2.1 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area/Zone)

oGiảm hoặc xóa bỏ hàng rào thuế quan và các biện pháp hạn chế về số lượng đối với một phần các loại sản phẩm và dịch vụ khi buôn bán với nhau.

oTiến đến hình thành một thị trường thống nhất về hàng hóa và dịch vụ.

oCác nước thành viên vẫn giữ được quyền độc lập tự chủ trong quan hệ buôn bán với các nước thành viên ngoài khu vực.

. Việt Nam cũng có tham gia Khu vực mậu dịch tư do ASEAN (AFTA), ngoài ra còn những liên minh khác như: NAFTA gồm 3 nước Bắc Mỹ; ….

6.2.2 Liên minh về thuế quan (Customs Union)

oCác nước tham gia bị mất quyền tự chủ trong quan hệ mua bán với các nước ngoài khối.

oLập ra biểu thuế quan chung áp dụng cho toàn khối khi buôn bán hàng hóa với các nước ngoài khối.

oThỏa thuận lập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ buôn bán với các nước ngoài khối.

Trường hợp: Liên minh thuế quan Nam Phi (the Southern African Customs Union-SACU), bao gồm các nước: Botswana, Lesotho, Namibia, South Africa and Swaziland.

6.2.3 Thị trường chung (Common Market)

oXóa bỏ những trở ngại liên quan đến quá trình buôn bán: thuế quan, hạn ngạch, giấy phép,….. oXóa bỏ những trở ngại cho quá trình tự do di chuyển tư bản, sức lao động,….

oLập ra chính sách ngoại thương thống nhất khi quan hệ với các nước ngoài khối.

Trường hợp: Thị trường chung Nam Mỹ (The Southern Common Market - MERCOSUR) và Thị trường chung Đông và Nam Phi (The Common Market of Eastern and Southern Africa - COMESA).

6.2.4 Liên minh về kinh tế (Economic Union)

oXây dựng chính sách phát triển kinh tế chung cho các nước hội viên của khối, xóa bỏ kinh tế riêng của mỗi nước.

Trường hợp: Liên minh kinh tế (Eurasian Economic Community – EAEC) bao gồm các nước: Belarus, Kazakhstan, Kyrgyz, Nga, Tajikistan.

6.2.5 Liên minh về tiền tệ (Moneytary Union)

oXây dựng chính sách kinh tế chung. oXây dựng chính sách ngoại thương chung. oHình thành một đồng tiền chung thống nhất. oQuy định chính sách lưu thông tiền tệ thống nhất.

oXây dựng ngân hàng chung thay thế ngân hàng thế giới của mỗi thành viên. oXây dựng quỹ tiền tệ chung.

oXây dựng chính sách quan hệ tài chính tiền tệ chung đối với các nước ngoài đồng minh và các tổ chức tài chính quốc tế.

oTiến tới thực hiện liên minh về chính trị.

Trường hợp: Cộng đồng Châu Âu (European Communities - EC), gồm 25 quốc gia.

6.3 Liên hiệp thuế quan

6.3.1 Liên hiệp thuế quan tạo lập mậu dịch

Khái niệm:

Sự tạo lập mậu dịch xảy ra khi một vài sản phẩm quốc nội của một nước thành viên của liên hiệp thuế quan bị thay thế bởi sản phẩm tương tự nhưng có chi phí thấp hơn được sản xuất từ một nước thành viên khác.

S PT P Q D A B C D S F S T D D F PF Hình 6.2 Trong đó:

ST : lượng cung trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu. DT : lượng cầu trong nước ở mức giá có thuế nhập khẩu.

PT - PF : mức thuế chính phủ đánh vào hàng nhập khẩu = mức tăng giá hàng nhập khẩu trên thị trường trong nước.

ST - DT: lượng nhập khẩu ở mức giá có thuế nhập khẩu.

PF: mức giá khi tham gia liên hiệp thuế quan (giá thế giới) thuế suất = 0%.

SF: lượng cung trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan. DF: lượng cầu trong nước khi tham gia liên hiệp thuế quan.

SF - DF: lượng nhập khẩu khi tham gia liên hiệp thuế quan, khi nhập khẩu tự do. o Thặng dư của người tiêu dùng : A+B+C+D

o Thặng dư của nhà sản xuất : - A

o Nguồn thu từ thuế : - C

o Thu nhập quốc dân : B + D

Ngược lại với đánh thuế, giảm thuế đã làm tăng phúc lợi và tăng mậu dịch giữa các quốc gia. 6.3.2 Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch

Khái niệm:

Liên hiệp thuế quan chuyển hướng mậu dịch là hình thức chuyển từ tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất thấp sang tiêu dùng hàng hóa của quốc gia có chi phí sản xuất cao hơn vì quốc gia này là thành viên trong liên hiệp thuế quan nên sẽ nhận được những điều kiện thuế quan ưu đãi nhất so với quốc gia phi thành viên.

Mô tả:

Giá hàng hóa Việt Nam (PVN) là giá thấp nhất nên đồng thời cùng là giá thế giới. Việt Nam sản xuất và bán hàng cho Anh với giá thấp hơn Thụy Điển (PVN<PTĐ). Nếu Anh đánh thuế cho cả hàng hóa Việt Nam và Thụy Điển như nhau thì mức giá tính luôn thuế của hàng Việt Nam (PtVN) vẫn thấp hơn Thụy Điển (PtVN<PtTĐ). Nhưng do Anh và Thụy Điển trong liên hiệp thuế quan nên Anh không đánh thuế Thụy Điển mà chỉ đánh thuế hàng Việt Nam. Do đó hàng Việt Nam sau thuế sẽ cao hơn hàng Thụy Điển nên dân Anh sẽ nhập khẩu hàng từ Thụy Điển theo giá PTĐ. So với mua hàng từ Việt Nam (có thuế), người Anh sẽ có những thiệt hại và lợi ích như sau:

o Thặng dư của người tiêu dùng : + Pt

VNBDPTĐ

o Thặng dư của nhà sản xuất : - ACPt VNPTĐ

o Thu nhập quốc dân : + AEC+ BDF - EFJI

Hình 6.3 : Tác động của liên hiệp thuế quan làm chuyển hướng mậu dịch

Liên hiệp thuế quan EU đã làm mậu dịch giữa Anh và các nước ngoài khối giảm, ngược lại mậu dịch trong khối sẽ tăng lên.

6.4 Các định chế thương mại quốc tế

6.4.1 WTOTự nghiên cứu (Nhóm 01) Tự nghiên cứu (Nhóm 01) 6.4.2 ASEAN Tự nghiên cứu (Nhóm 10) 6.4.3 APEC Tự nghiên cứu (Nhóm 09)

6.4.4 Liên minh Châu Âu

Tự nghiên cứu (Nhóm 04 và 08) 6.4.5 IMF Tự nghiên cứu (Nhóm 11) 6.4.6 WB Tự nghiên cứu (Nhóm 06) 6.4.7 ADB Tự nghiên cứu (Nhóm 03) A B QS QD t St Việt Nam Pt VN D C Q’S Q’ D P* Giá SAnh DAnh Q EU PTĐ SThụy Điển SViệt Nam PVN St Thụy Điển t I J H G E F D C

Chương 7MẬU DỊCH QUỐC TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 7.1 Vai trò của mậu dịch quốc tế đối với các nước đang phát triển

7.1.1 Bi quan

Nhiều trường hợp các nước nghèo khi mua bán với các nước giàu luôn bị thiệt thòi do bán hàng hóa sơ chế có giá rẻ, đồng thời phải nhập khẩu hàng tinh chế với giá cao. Và nếu theo các lý thuyết cổ điển, các nước nghèo có lợi thế về lao động rẻ thì chỉ có thể sản xuất những sản phẩm này mãi và người lao động mãi mãi không nâng được mức sống như người lao động ở các nước giàu. Do đó khi mậu dịch xảy ra chỉ làm cho các nước nghèo thì nghèo tiếp còn các nước giàu thì giàu tiếp. Cách nhìn bi quan này, dựa trên

trạng thái tĩnh của nền kinh tế và vì thế các nước nghèo không thế thoát nghèo nếu mậu dịch tự do.

7.1.2 Lạc quan

Thực ra nền kinh tế luôn động và đường cong học hỏi cũng cho thấy các nước đi sau có khả năng rút ngắn giai đoạn nghiên cứu để rút ngắn khoảng các với các nước đi trước. Các nước NICs cho thấy điều này là hoàn toàn đúng. Đầu tiên các nước này cũng tập trung vào những ngành thâm dụng nhân công rẻ, nhưng sau thời gian “học hỏi” các nước này nhanh chóng tiếp thu các công nghệ tiên tiến và rượt theo các nước đi trước rất nhanh. NICs cũng đã thành công khi tránh cạnh tranh trực tiếp với các nước công nghiệp ở những ngành công nghiệp nặng, cần nhiều vốn và công nghệ cao. Thành công của Nics là thành công của “kỹ thuật tĩnh tương đối”.

Ngược lại, các nước có nền kinh tế tập trung lại gặp thất bại khi sử dụng tính động của nền kinh tế thái

quá bằng cách tập trung nguồn lực quá lớn cho sản xuất các ngành công nghiệp nặng, phức tạp vượt quá

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết chính sách thương mại quốc tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w