Công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết chính sách thương mại quốc tế (Trang 38 - 63)

7.4.1 Chiến lược công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu

Đặt trọng tâm phát triển công nghiệp để thay thế những hàng hóa nhập khẩu. Chiến lược này nhằm bảo hộ sản xuất trong nước, dùng các hàng rào thuế quan để nâng đỡ các ngành sản xuất non trẻ trong nước. Chiến lược này có những mặt yếu sau:

5 10 5 6 D Q P P D

Nông sản SP công nghiệp

1 2

Hình 7.1 : Độ nhạy cảm của cầu so với giá

− Ngành công nghiệp được bảo hộ nên dễ rơi vào tình trạng trì trệ, sản xuất kém hiệu quả, kém cạnh tranh.

− Thị trường nội địa không nuôi nổi, không có lợi thế về quy mô.

− Xu hướng toàn cầu hóa và thế giới phẳng làm các chiến lược này có thể không tác động đến các công ty xuyên quốc gia.

− Các nhóm lợi ích cũng dễ dàng lợi dụng chính sách này.

7.4.2 Chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu (EOI)

Chiến lược này hướng đến xuất khẩu hàng hóa ra thị trường thế giới. EOI tập trung toàn bộ nguồn lực trong nước và tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhằm mục đích xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Chính sách thương mại tự do thường hữu dụng trong chiến lược này.

7.4.3 Công nghiệp hóa ở một số nước

− Bài học Thái Lan về mở cửa nhanh.

− Bài học Singapore: đứng trên vai người khổng lồ, chiến lược vệ tinh. − Bài học Đài Loan: chiến lược thị trường ngách.

− Bài học Mỹ, Nhật về tổ chức hiệp hội.

7.5 Các chính sách của Việt Nam

− Chính sách bảo hộ nền công nghiệp non trẻ?

− Chính sách tập trung phát triển các tập đoàn kinh tế nhà nước? − Bài học Ngọt hóa bán đảo Cà Mau và chi phí cơ hội tăng lên. − Bài học đóng cửa.

− Bài học về xây dựng chuỗi sản xuất, chuỗi liên kết.

− Bài học đi tắt đón đầu và lý thuyết chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm. − Bài học thuế quan

Phụ lục 01

Nguồn lực sản xuất và mức độ thâm dụng yếu tố sản xuất của các ngành Mức độ thâm dụng vốn theo ngành

Hoa Kỳ (1992) K/L ($/người) x/may(lần)

May mặc 8.274 1,0

Da & SP da 12.465 1,5

Đồ dùng nội thất 21.735 2,6

Kim loại cơ bản 123.594 14,9

SP Dầu mỏ và than 468.085 56,6

Nguồn: Dennis R. Appleyard et al (2006). International Economics. Fifth edition. McGraw Hill. p.129.

Lợi thế về nguồn lực sản xuất dồi giàu

Hoa Kỳ Việt Nam

r (%/năm) 6 18

w ($/giờ) 8 3.375 ĐVN ≈ 0,21

GDP/capita

($/n) 2007 46.000 2.600

r/w thấp cao

có sẵn/dư thừa tư bản lao động

Tỷ lệ vốn/công nhân (1990)

Quốc gia K/L Quốc gia K/L

Thụy Sỹ 73.549 Hàn Quốc 17.995 Đức 50.116 Mexico 12.900 Canada 42.745 Hongkong 12.762 Nhật Bản 36.480 Argentina 11.244 Hoa Kỳ 34.705 Chile 9.543 Ý 31.640 Thái Lan 4.912

Đài Loan 25.722 Philippines 3.698

Anh 21.179 Ấn Độ 1.991

Nguồn: Steven Husted, Michael Melvin. International Economics. Fifth edition. Addison Wesley. p.91.

Phụ lục 02

Ngoại thương Việt Nam Tình hình xuất nhập khẩu

Quy mô và tốc độ

Bảng 01: Quy mô và tốc độ tăng trưởng ngoại thương Việt Nam (1989 – 2006)

Đơn vị tính : triệu USD

Kim ngạch XK % thay đổi Kim ngạch NK % thay đổi Kim ngạch XNK % thay đổi

1989 1,946 2,566 4,512 1990 2,404 24 2,752 7 5,156 14 1991 2,087 -13 2,338 -15 4,425 -14 1992 2,581 24 2,541 9 5,122 16 1993 2,985 16 3,924 54 6,909 35 1994 4,054 36 5,826 48 9,879 43 1995 5,449 34 8,155 40 13,604 38 1996 7,256 33 11,144 37 18,399 35 1997 9,185 27 11,592 4 20,778 13 1998 9,360 2 11,500 -1 20,860 0 1999 11,541 23 11,742 2 23,283 12 2000 14,483 25 15,637 33 30,119 29 2001 15,029 4 16,218 4 31,247 4 2002 16,706 11 19,746 22 36,452 17 2003 20,149 21 25,256 28 45,405 25 2004 26,485 31 31,969 27 58,454 29 2005 32,447 23 36,761 15 69,208 18 2006 39,826 23 44,891 22 84,717 22

Nguồn: tính từ Asian Development Bank (ADB) - Key Indicators 2007 (www.adb.org/statistics)

−Kim ngạch xuất khẩu đã tăng gấp 20 lần trong vòng 17 năm qua với tốc độ tăng bình quân là 19%. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 18% trong giai đoạn 1989-2006. Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu của nước ta lớn gấp 17 lần so với năm 1989. Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh hơn kim ngạch nhập khẩu nên nhập siêu có xu hướng giảm.

−Tổng kim ngạch xuất-nhập khẩu không ngừng tăng nhanh trong suốt 17 năm (trung bình 19%/năm) nên đến năm 2006 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã gấp 19 lần so với năm 1989.

−Tốc độ tăng xuất nhập khẩu cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 2,7 lần nên vai trò của ngoại thương ngày càng quan trọng trong GDP. Đến năm 2004, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã vượt tổng sản lượng quốc nội.

Cán cân thương mại

−1989 – 2006 : Nhập siêu kéo dài (chỉ có năm 1992 là xuất siêu). Nhập siêu kéo dài gây áp lực về cung- cầu ngoại tệ của nước ta.

−Tỷ lệ nhập siêu trên GDP thấp nhất là 2% vào năm 2000-2001; còn cao nhất là 11% vào năm 1996. Tính tích lũy, tỷ lệ nhập siêu/GDP là 6% trong giai đoạn 1990-20063.

−Nhìn chung từ 1990 đến 2006 do xuất khẩu tăng nhanh hơn nhập khẩu nên tỉ lệ nhập siêu có giảm. Từ năm 2003 – 2006 tỷ lệ nhập siêu Việt Nam có chiều hướng giảm.

Bảng 02: Cán cân ngoại thương Việt Nam (1989 – 2006)

Đơn vị tính : triệu USD

Kim ngạch XK Kim ngạch NK Xuất khẩu ròng NX/GDP (%)

1989 1,946 2,566 -620 1990 2,404 2,752 -348 -9 1991 2,087 2,338 -251 -5 1992 2,581 2,541 40 -4 1993 2,985 3,924 -939 -9 1994 4,054 5,826 -1,772 -9 1995 5,449 8,155 -2,706 -9 1996 7,256 11,144 -3,888 -11 1997 9,185 11,592 -2,407 -8 1998 9,360 11,500 -2,140 -7 1999 11,541 11,742 -201 -3 2000 14,483 15,637 -1,154 -2 2001 15,029 16,218 -1,189 -2 2002 16,706 19,746 -3,040 -5 2003 20,149 25,256 -5,107 -8 2004 26,485 31,969 -5,484 -8 2005 32,447 36,761 -4,314 -4 2006 39,826 44,891 -5,065 -3 1989-2006 20 17 8 -6

Nguồn: tính từ Asian Development Bank (ADB) - Key Indicators 2007 (www.adb.org/statistics)

Cơ cấu hàng xuất khẩu

−Dầu thô là mặt hàng xuất khẩu có tỷ trọng lớn nhất chiếm gần 1/5 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt giai đoạn 1991-1993 cứ 3 đồng thu được từ xuất khẩu thì có 1 đồng từ dầu thô.

−Dệt may, giày dép, máy móc và đồ gỗ là những mặt hàng công nghiệp xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. 4 nhóm mặt hàng này cũng chiếm khoảng 1/3 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Những mặt hàng này có đặc điểm chung là sử dụng nhiều lao động với trình độ tay nghề không cao.

−Hải sản, gạo và cà phê là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của chúng ta; chiếm khoảng 1/5 kim ngạch xuất khẩu. Hàng nông, thủy sản của chung ta còn có khả năng mang về nhiều ngoại tệ hơn nếu chúng ta xuất khẩu được hàng tinh chế. Hiện nay chúng ta chỉ chủ yếu sơ chế những mặt hàng này khi xuất khẩu.

Bảng 03: Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam (1989 – 2006)

Đơn vị tính : %

Xuất khẩu Dầu thô mayDệt Hải sản Giày dép Máy móc Gạo phêCà Đồ gỗ Cao su Khác 1989 100 22 8 16 … 0 15 4 … 2 16 1990 100 21 10 16 … 0 13 4 … 3 17

1991 100 30 6 22 … 0 12 4 … 2 1

1992 100 34 8 19 … 0 12 4 … 2 3

1994 100 25 12 21 … 2 10 8 … 3 -3 1995 100 22 16 17 … 2 10 11 2 3 1 1996 100 22 16 14 … 6 12 6 2 4 5 1997 100 18 16 9 … 8 9 5 2 2 21 1998 100 16 15 14 11 9 11 6 1 1 1 1999 100 21 15 12 12 8 9 5 2 1 3 2000 100 26 13 10 10 9 5 3 2 1 10 2001 100 23 13 12 10 9 4 3 2 1 10 2002 100 21 16 12 11 8 4 2 3 2 8 2003 100 21 18 11 11 9 4 3 3 2 8 2004 100 24 17 9 10 10 4 2 4 2 9 2005 100 26 15 8 9 10 4 2 5 2 10 2006 100 … 15 8 9 … 3 3 5 3 46 1989-2006 100 19 15 11 8 7 6 3 3 2 15

Nguồn: tính từ Asian Development Bank (ADB) - Key Indicators 2007 (www.adb.org/statistics) riêng số liệu giày dép được tính từ nguồn Thời báo Kinh tế Việt Nam, Kinh tế 2006-2007 Việt Nam và Thế giới, 2007, trang 72.

Đặc điểm chung của hàng xuất khẩu chủ yếu của chúng ta trong giai đoạn 1989-2006 là : −Hàng thô, sơ chế và khai thác nhiều từ tài nguyên thiên nhiên.

−Hàng sản xuất cần nhiều lao động có trình độ thấp, hay nói theo cách khác chúng ta đang bán sức lao động có trình độ thấp và năng suất chưa cao là chính.

Cơ cấu nhập khẩu

−Máy móc, thiết bị vận chuyển và các sản phẩm sản xuất cơ bản là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam. Nhóm hàng phục vụ cho sản xuất trong nước này chiếm hơn ½ kim ngạch nhập khẩu trong 16 năm qua.

−Những mặt hàng phục vụ cho sản xuất khác như hóa chất và xăng dầu cũng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam.

−Trong nhóm hàng tư liệu sản xuất: máy móc thiết bị, động cơ và phụ tùng tăng nhanh nhưng nguyên vật liệu vẫn chiếm tỉ lệ cao.

−Nhìn chung cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam thiên về phục vụ sản xuất hơn là tiêu dùng vì thế có lợi cho việc gia tăng sản xuất trong nước.

Bảng 04: Cơ cấu hàng nhập khẩu của Việt Nam (1989 – 2005)

Đơn vị tính : %

Nhập khẩu

Thực phẩm & động vật

sống

Xăng dầu Hóa chất Sản xuất cơ bản Máy móc và thiết bị vận chuyển Khác 1989 100 6 24 17 21 24 7 1990 100 4 23 16 22 27 7 1991 100 6 23 18 23 19 11 1992 100 6 25 21 20 19 9 1993 100 3 18 17 19 34 9 1994 100 3 13 17 18 34 14

1995 100 5 11 16 19 29 21 1996 100 4 11 16 21 31 17 1997 100 4 10 17 23 30 16 1998 100 4 8 19 21 30 18 1999 100 4 10 17 23 29 16 2000 100 4 14 15 22 30 15 2001 100 5 12 15 23 30 14 2002 100 5 11 15 27 29 13 2003 100 5 11 14 26 31 12 2004 100 5 12 15 28 27 13 2005 100 5 15 14 28 25 13 1989-2005 100 5 13 16 25 29 14

Thị trường xuất nhập khẩu

Thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam đã chuyển dịch sang hướng tích cực, đa dạng hóa thị trường và bạn hàng, xâm nhập những thị trường cao cấp như Hoa Kỳ, EU. Mua bán với các nước Châu Á (Nhật, ASEAN, Trung Quốc,..) tăng dần lên. Ngược lại, mua bán giảm rất nhanh ở thị trường Nga và Đông Âu. Hiện nay đối tác ngoại lớn nhất của Việt Nam là : EU, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Ba trung tâm kinh tế này chiếm khoảng 40% kim ngạch mua bán của Việt Nam. Mua bán nhiều với những quốc gia này sẽ giúp Việt Nam có cơ hội tiếp cận với những công nghệ kỹ thuật cao nhằm nâng cao năng lực sản xuất trong nước.

Đóng góp của ngoại thương vào GDP

Bảng 05: Đóng góp của xuất khẩu ròng trong sản lượng nền kinh tế kinh tế (1995-2006)

Đơn vị tính : %

1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Xuất khẩu 36 33 55 55 57 60 66 69 74

Nhập khẩu -45 -42 -58 -57 -62 -68 -73 -74 -77

Xuất khẩu ròng -9 -9 -3 -2 -5 -8 -8 -5 -3

Nguồn: Asian Development Bank (ADB) - Key Indicators 2007 (www.adb.org/statistics)

Do nhập siêu nên xuất khẩu ròng trực tiếp làm suy giảm GDP. Tuy nhiên nếu xét gián tiếp, ngoại thương đã góp phần rất lớn trong việc tăng đầu tư, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nền kinh tế nên sự gia tăng từ tiêu dùng cá nhân, đầu tư của doanh nghiệp và chi tiêu chính phủ có phần đóng góp không nhỏ từ các hoạt động ngoại thương.

Triễn vọng dự báo

Việc dự đoán tương lai luôn là khát khao không thể đạt tới của con người trong nhiều lĩnh vực, kinh tế cũng không ngoại lệ. Một logic có thể rút ra từ các dự báo kinh tế là sự vận động không ngừng của nền kinh tế làm cho các lời tiên tri kém chính xác. Tuy vậy những dự báo được thực hiện nghiêm túc, với phương pháp khoa học luôn mang đến những suy nghĩ lý thú, nhất là với mục đích học thuật, nghiên cứu. Phần này chúng tôi tóm tắt nghiên cứu rất hay được David Vanzetti và Phạm Lan Hương4 cùng thực hiện.

Hai tác giả này đã dùng Mô hình cân bằng tổng thể5 (CGE) nhằm dự báo 6 kịch bản về chính sách ngoại thương của Việt Nam.

4 David Vanzetti và Phạm Lan Hương. Một số kịch bản cho chính sách thương mại của Việt Nam. Đại học quốc gia Úc, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. 2006.

Bảng 06 : Sáu kịch bản chính sách thương mại Việt Nam

Kịch

bản Tiêu đề Thay đổi thuế nhập khẩu, công nghiệp và thuế xuất khẩu

1 Đơn phương Giảm 100% tại Việt Nam

2 Hài hòa hóa Mọi mức thuế là 11,9% tại Việt Nam

3 Song phương Giảm 100% đối với thương mại giữa Việt Nam và EU. 4 Khu vực Giảm 100% đối với thương mại giữa AFTA, Nhật Bản,

Trung Quốc và Hàn Quốc.

5 Đa phương Giảm 50% thành viên của WTO

6 Thương mại tự do Giảm 100% tất cả khu vực

Nguồn : David Vanzetti và Phạm Lan Hương. Một số kịch bản cho chính sách thương mại của Việt Nam. Đại học quốc gia Úc, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. 2006.

Các kịch bản này được đánh giá dựa trên 5 tiêu chí: xuất khẩu, nhập khẩu, nguồn thu chính phủ, phúc lợi và điều chỉnh cơ cấu.

Xuất khẩu

−Trừ kịch bản 2, các kịch bản còn lại đều gia tăng xuất khẩu.

Bảng 07 : Tác động xuất khẩu Việt Nam

Đơn vị tính %

Ngành gốc (triệu $)Số liệu năm phươngĐơn Hài hòa hóa phươngSong Khu vực phươngĐa Thương mại tự do

Gạo 418 0 -5 1 17 16 31

Rau quả và hạt 256 -8 -1 0 26 10 29

Chăn nuôi 64 -19 -2 -1 -7 -7 -13

Cây trồng khác 839 -7 -3 0 -4 -8 -12

Thủy hải sản 49 -9 0 -1 -2 0 2

Khai thác tài nguyên 2315 0 -5 0 0 -2 -4

Thịt 33 4 -14 -2 -23 6 8

Đường 14 -10 -5 -1 -6 3 -1

Đồ uống & thuốc lá 23 16 -3 5 12 2 4

Hàng nông sản chế biến khác 1390 -6 -8 0 -7 -10 -21 Dệt 2868 196 7 8 43 75 187 May 1579 138 28 6 86 44 115 Hóa chất 497 7 -21 -1 269 41 207 Luyện kim 152 0 -22 -1 -5 -7 -15 Sản phẩm gỗ và giấy 563 100 -13 -1 7 39 88

Công nghiệp chế tạo khác 1551 16 -14 0 10 3 4

Điện tử 447 13 -31 -1 8 14 25

Vận tải & thông tin liên lạc 534 19 -4 0 6 10 21

Dịch vụ kinh doanh 975 -20 -8 -1 -9 -18 -36

Dịch vụ & các hoạt động

khác 576 -19 -7 -1 -7 -13 -27

Tổng cộng 15143 57 -2 2 27 21 56

Nguồn : David Vanzetti và Phạm Lan Hương. Một số kịch bản cho chính sách thương mại của Việt Nam. Đại học quốc gia Úc, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương. 2006.

Nhập khẩu

Bảng 08 : Tác động nhập khẩu Việt Nam

Đơn vị tính % Ngành gốc (triệu $)Số liệu năm phươngĐơn Hài hòa hóa phươngSong Khu vực phươngĐa mại tự doThương

Gạo 16 51 4 1 62 19 46

Rau quả và hạt 71 74 15 1 40 30 89

Một phần của tài liệu Giáo trình Lý thuyết chính sách thương mại quốc tế (Trang 38 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w