Cartel quốc tế là một tập hợp một nhóm nhà cung ứng một sản phẩm nhất định nhằm mục đích giới hạn sản lượng sản xuất và xuất khẩu => kiểm soát cung – cầu, điều chỉnh giá cả thế giới theo hướng có lợi cho các thành viên tham gia.
Ví dụ: OPEC, Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê, tiêu, gạo ….
5.6 Bán phá giá
5.6.1 Khái niệm
Bán phá giá là bán sản phẩm ở thị trường nước ngoài với mức giá thấp hơn giá thành sản xuất hoặc là bán thấp hơn giá thành sản xuất cộng với chi phí đến tay người tiêu dùng ở nước ngoài.
Bán phá giá nhằm:
−Tăng mức khai thác năng lực sản xuất dư thừa. (xe gắn máy, hàng điện tử Trung Quốc, đường Thái Lan)
−Dành thị phần để kiểm soát thị trường. (Coca Cola, Pepsi)
Ví dụ: trong thập niên 90 Hoa Kỳ phàn nàn Nhật Bản thặng dư trong mua bán với Hoa Kỳ quá nhiều và Nhật Bản bảo hộ ngành sản xuất thiết bị máy bay trong nước. Sau khi đàm phán thất bại, Hoa Kỳ quyết định trả đũa bằng luật Super 301 nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô từ Nhật. Sau đó, Nhật phải nhượng bộ tự hạn chế xuất khẩu ô tô sang Hoa Kỳ và tăng nhập máy bay từ Hoa Kỳ. Tranh chấp thương mại mới kết thúc.
Năm 2005, Trung Quốc cũng tự nguyện hạn chế xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ và EU để tránh một cuộc chiến thương mại không có lợi cho đôi bên.
Xét theo thời gian, có 3 hình thức bán phá giá như sau:
Bán phá giá bền vững là 1 cách bán phá giá trong thời gian dài và liên tục.
Bán phá giá chớp nhoáng là 1 cách bán phá giá mạnh trong thời gian ngắn để hạ gục đối thủ cạnh tranh nhanh.
Bán phá giá không thường xuyên là 1 cách bán phá giá ở từng thời điểm nhất định.
5.6.2 Mặt tích cực của bán phá giá
Mặc dù bán phá giá đa phần là gây hại cho nền kinh tế nhập khẩu, tuy nhiên trong từng hoàn cảnh cụ thể, chúng có có những mặt tích cực như sau:
−Người tiêu dùng có lợi vì mua được hàng giá rẻ.
−Nếu bán phá giá các nguyên vật liệu đầu vào thì sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất cho các nước nhập khẩu.
−Tạo sức ép cạnh tranh mạnh hơn buộc sản xuất trong nước phải gia tăng cải tiến công nghệ kỹ thuật, nâng cao khả năng cạnh tranh.
5.7 Trợ cấp
Trợ cấp là những khoản chi của chính phủ hỗ trợ doanh nghiệp để :
−Hạ chi phí để tăng khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu (VD: vay vốn lãi suất thấp, thưởng xuất khẩu …).
−Bù đắp thiệt hại cho việc nhập khẩu những mặt hàng cần thiết nhưng giá nhập cao hơn mặt bằng giá mà chính phủ muốn duy trì trên thị trường nội địa. (VD: xăng, dầu, điện nhập khẩu)
Ngoài ra, chính phủ trợ cấp xuất khẩu còn vì:
−Giúp cho các ngành sản xuất mới phát triển và giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng thế giới. −Cải thiện cán cân thương mại qua việc thu hút nhiều ngoại tệ từ xuất khẩu.
−Vì lí do chính trị: chính phủ nhận được sự ủng hộ chính trị từ các doanh nghiệp xuất khẩu.
Hầu hết các quốc gia trợ cấp xuất khẩu đều mong muốn gia tăng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, tuy nhiên hiệu quả thường kém. Đó là do tính toán quá thấp về “cái giá phải trả”:
5.8 Hàng rào kỹ thuật
Hàng rào kỹ thuật là biện pháp dùng các quy định về kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu từ bên ngoài. Hàng
rào kỹ thuật rất đa dạng và ngày càng tinh vi, “khó thấy” hơn. Ví dụ: −Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm (cá basa, tôm …)
−Kiểm dịch động thực vật (gạo, cà phê)
−Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu. (bia Sài Gòn) −Ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm … (thuốc tây nhập khẩu) −Điều kiện lao động, nhân quyền …. (Nike)
−Cuộc chiến Tuylip Hà Lan – VCR Nhật: an toàn sử dụng và thủ tục hành chính. −Cuộc chiến Airbus - Boeing: Tiêu chuẩn môi trường.
5.9 Chính sách mua hàng của chính phủ
Chính sách mua hàng của chính phủ có thể quy định rằng một tỷ lệ nhất định hàng hóa mà chính phủ mua sắm phải là từ các nhà sản xuất trong nước chứ không phải nước ngoài.
Lợi ích nền kinh tế = - (b + d +e + f + g)
Chương 6LIÊN KẾT KINH TẾ VÀ CÁC ĐỊNH CHẾ QUỐC TẾ 6.1 Khái niệm
Liên kết kinh tế quốc tế là sự thống nhất một hoặc nhiều chính sách về kinh tế quốc tế như: thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp, trợ giá, đầu tư, tài chính, chuyển giao công nghệ, môi trường, an ninh … của nhiều quốc gia nhằm giúp các quốc gia có thể đạt được lợi ích kinh tế tối ưu trong tổng thể lợi ích của liên kết. (19)