Về công tác vận dụng chế độ kế toán trong kế toán tài sản cố định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty CP cao su Sao Vàng (nhật ký chứng từ - ko lý luận).DOC (Trang 27 - 30)

Công ty đang áp dụng quyết định QĐ 206/ 2003/ QĐ- BTC ( ban hành ngày 12/03/2003) của bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định. Cụ thể như sau:

a. Các chứng từ kế toán sử dụng

Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán tài sản cố định bao gồm: chứng từ tăng, giảm tài sản cố định, chứng từ về việc sửa chữa và khấu hao tài sản cố định

Về chứng từ tăng giảm, gồm có 2 nhóm chính :

• chứng từ mệnh lệnh: bao gồm các quyết định về từng trường hợp tăng, giảm tài sản theo yêu cầu của đơn vị sử dụng: Quyết định thanh lý tài sản cố định, Giấy đề nghị mua sắm tài sản cố định…

• chứng từ giao nhận bao gồm :

- Biên bản giao nhận TSCĐ( mẫu 01 – TSCĐ) - Biên bản thanh lý TSCĐ ( mẫu 02 – TSCĐ)

- Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (mẫu 03- TSCĐ)

- Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( mẫu 04- TSCĐ) - Biên bản kiểm kê tài sản cố định (mẫu 05- TSCĐ) • Chứng từ theo dõi khấu hao tài sản cố định bao gồm :

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( mẫu 06- TSCĐ) b. Tài khoản kế toán

Theo quyết định QĐ 206/ 2003/ QĐ- BTC (được ban hành ngày 12/12/2003) về vấn đề quản lý và trích khấu hao tài sản cố định, đồng thời, theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, công ty đang sử dụng các loại tài khoản sau:

Tài khoản 211: tài sản cố định hữu hình Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình Tài khoản 212 : tài sản cố định thuê tài chính Tài khoản 214: Khấu hao tài sản cố định

Hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin tại công ty, công ty phân chia các tài khoản cấp 2 theo phân xưởng sản xuất. Sau đó sẽ chi tiết cấp 3 cho từng khoản mục. Ví dụ, tài khoản 211 : tài sản cố định hữu hình, ở phân xưởng 1 là 2111. Khi đó, phân xưởng 1 chi tiết như sau:

• 21111 : Nhà cửa, vật kiến trúc • 21112: Máy móc thiết bị

• 21113 : phương tiện vận tải, truyền dẫn • 21114: thiết bị dụng cụ quản lý

• 21118: tài sản cố định khác

Riêng tài khoản 214 được chi tiết như sau : 2141 : hao mòn tài sản cố định hữu hình 2142 hao mòn tài sản cố định thuê tài chính 2143 hao mòn tài sản cố định vô hình

Sau đó, các tài khoản này sẽ được chi tiết cho phân xưởng tương tự như trên. c. Một số chính sách khác được áp dụng

Tài sản cố định của công ty bao gồm : tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính, có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên và có thời hạn sử dụng trên 1 năm.

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được tính là tất cả chi phí cho đến khi tài sản được đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Như vậy, nguyên giá tài sản cố định bao gồm chi phí mua( hoặc giá vốn nếu đó là tài sản cố định được hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao), chi phí có liên quan như chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí vận chuyển…

Phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình là phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản phù hợp với các quy định tại quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003.

Bảng 1.5: Thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong công ty

STT Loại tài sản Thời gian khấu hao ( năm)

1 Nhà cửa vật kiến trúc 6- 25

2 Máy móc thiết bị 5- 12

3 Phương tiện truyền tải, truyền dẫn 6- 10

4 Thiết bị quản lý 4- 10

5 Tài sản cố định khác 8- 10

Trình tự ghi sổ kế toán tài sản cố định hữu hình theo hình thức nhật ký chứng từ

Hình 1.4 : Qui trình ghi sổ kế toán tài sản cố định theo hình thức Nhật ký chứng từ

Chú thích: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

:Ghi trong kỳ. : Ghi cuối kỳ.

: Quan hệ đối chiếu.

Trên sơ đồ này thể hiện cả hai công việc, đó là kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp tài sản cố định.

Đối với mảng kế toán chi tiết tài sản cố định: kế toán dựa vào những chứng từ ban đầu ( biên bản bàn giao, hóa đơn mua bán tài sản cố định…) để ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết( sổ chi tiết tăng, giảm tài sản cố định và sổ tài sản cố định)

Đối với mảng kế toán tổng hợp: Trong kỳ, căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ, kế toán ghi vào các nhật ký 1,2,3,4,5,9,10; các bảng kê 4,5,6; và sổ chi tiết TSCĐ. Cuối kỳ, căn cứ vào bảng kê 4,5,6 để vào nhật ký 7. Sau đó, từ Nhật ký 1,2,3,4,5,7,9,10 để vào sổ cái các tài khoản 211, 212, 213, 214; từ sổ chi tiết TSCĐ vào Bảng tổng hợp. Cuối cùng từ sổ cái các tài khoản đã kể ở trên và bảng tổng hợp để vào các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các báo cáo tài chính.

Báo cáo tài chính Chứng từ tăng giảm và khấu hao

TSCĐ

Nhật ký 9 Bảng kê 4,5,6

Sổ cái tài khoản 211, 212, 213, 214

Nhật ký 7 Sổ chi tiết TSCĐ Nhật ký

1,2,3,4,5,10

Thời điểm ghi sổ và lập các báo cáo tài chính

Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định hữu hình của công ty đều được ghi sổ ngay tại thời điểm phát sinh. Định kỳ hàng tháng, kế toán tài sản cố định tiến hành lập các báo cáo : báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo cáo kiểm kê tài sản cố định. Đồng thời kế toán tài sản cố định cũng phải tiến hành lập các sổ chi tiết, nộp và đầu tháng sau để phục vụ cho công tác của kế toán tổng hợp

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty CP cao su Sao Vàng (nhật ký chứng từ - ko lý luận).DOC (Trang 27 - 30)