NGHỀ LƯỚI ĐÁY 9.1 Nguyên lý đánh bắt
9.4.2.2 Kỹ thuật khai thác lưới đáy neo
Lưới đáy cố định bằng neo là phương pháp cơ động nhất trong các phương pháp khai thác lưới đáy. Nĩ đáp ứng được nhu cầu khai thác ở những nơi sâu, khĩ lắp cọc
đáy, và dễ dàng tháo dỡ lưới đáy khi khơng cịn khai thác nữa.
• Chuẩn bị
Bước chuẩn bị cũng gần giống như chuẩn bị đối với lưới đáy cọc. Điểm khác nhau là thay vì chuẩn bị vật tư, phương tiện cho cọc đáy thì ở đây người ta chuẩn bị các neo, dây cáp giăng và phao nổi (thùng phuy).
• Thả lưới
Đưa neo, phao và lưới đến điểm thả đáy. Cơng việc đầu tiên cần làm là tiến hành thả neo và phao nổi. Trước hết ta thả neo 1, rồi đưa thuyền về ngang với neo 1, ở
khoảng cách nhất định, ta thả tiếp neo 2. Tiếp đến nới so hai dây neo sao cho hai phao ngang bằng nhau. Cuối cùng ta ổn định khoảng cách giựa 2 phao nổi bằng dây khống chế miệng đáy.
Khi hai neo đã ổn định vị trí, ta tiến hành thả ngáng (cĩ khi người ta thay ngáng bằng dây đứng cũng cĩ phao ở trên và vật nặng ở dưới). Ở phía dưới ngáng ta buộc dây tam giác nối với dây cáp neo. Tiếp đĩ ta buộc 2 điêu lưới vào ngáng, rồi thả tồn bộ ngáng và lưới xuống nước. Dưới tác dụng của vật nặng, phao và dịng chảy lưới sẽ
tựđộng rơi chìm xuống nước và lưới sẽđược mở ra. Tiếp đến ta buộc đụt bởi dây thắt
đáy đáy đụt vàì một đầu kia của dây thắt đáy đụt ta buộc với phao nổi để định vị đáy
đụt.
• Đổđụt
Tương tự như lưới đáy cọc, sau thời gian nhất định (phụ thuộc vào chu kỳ nước lớn, rịng) ta cũng tiến hành đổ đụt. Trước hết ta dùng thuyền bơi đến chổ phao đáy
đụt, kéo dây thắt đáy đụt lên và tiến hành tháo đụt, trút cá ra. Nếu khai thác liên tục thì ta buộc đáy đụt lại rồi chải đụt tiếp.
- 61
• Thu lưới.
Khi khơng cịn khai thác nữa thì ta tiến hành thu lưới. Trước hết ta tháo 2 điêu lưới ra, rồi gộp chung lại với nhau. Sau đĩ rữa lưới, xếp lại, rồ thu tất cả phao, cáp giăng và neo. Chuyển tất cả lưới và trang thiết bị về nhà. Đến đây thì hết một đợt khai thác lưới
đáy neo.
Điểm khác biệt của kỹ thuật khai thác lưới đáy neo là ở chổ: giai đoạn thả lưới và thu lưới là vào lúc nước đứng (chảy yếu). Cịn giai đoạn chải đáy là lúc nước chảy mạnh, nước chảy càng mạnh đáy càng bị chìm xuống. Thường thu cá một lần, nhưng
đối với đáy cá tra thì thu thường xuyên bằng cách dùng vợt xúc cá trong thùng chứa ở
- 62
CHƯƠNG 10
ĐÁNH CÁ KẾT HỢP ÁNH SÁNG
Đánh cá kết hợp ánh sáng vốn là nghề khai thác vốn tồn tại rất lâu đời. Từ xa xưa những người ngư dân cũng đã biết sử dụng các nguồn sáng (đuốc, đèn dầu, đèn khí,...) kết hợp với các ngư cụ thơ sơ (chĩa, nơm, dao,...) để khai thác cá vào những đêm tối trời.
Ngày nay với sự phổ biến của nguồn sáng điện, các ngư cụ khai thác cũng được cải tiến thêm để kết hợp với nguồn sáng này tạo thành các ngư cụ khai thác kết hợp ánh sáng , chẳng hạn lưới vĩ, lưới đăng, lưới vây kết hợp ánh sáng,...rất hiện đại và đạt hiệu quả cao, mang lại nhiều sản lượng khai thác cho từng mẽ đánh bắt. Chắc chắn rằng việc khai thác cá kết hợp ánh sáng trong tương lai sẽ cịn phát triển hơn nữa trên qui mơ và sựđa dạng ngư cụ.
Tuy vậy việc kết hợp giữa ánh sáng và ngư cụ khai thác muốn đạt hiệu quả cao khơng thể chỉ dựa váo điều kiện vật chất, kỹ thuật mà cịn phải biết kết hợp các phương tiện này với việc đi sâu tìm hiểu rõ mối quan hệ giữa sinh lý, sinh học cá và mơi trường sống của cá trong điều kiện bị ảnh hưởng bởi nguồn sáng thì thật sự mới cĩ thểđạt hiệu quả trong khai thác cá kết hợp ánh sáng.
Do vậy, trong chương này chủ yếu giới thiệu về một số ngư cụ khai thác cá kết hợp ánh sáng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời nêu bật lên mối quan hệ giữa tập tính sinh lý cá trong nguồn sáng.