Hiện nay trên thế giới cũng như ở nước ta dùng nhiều loại động cơ đốt trong khác nhau, nhưng phần lớn là động cơ điêden và động cơ xăng. Trong những động cơ điêden hay động cơ xăng lại có loại làm việc theo chu trình 2 kỳ, có loại làm việc
theo chu trình 4 kỳ. Mỗi loại có những ưu, nhược điểm khác nhau, ở đây ta chỉ so
sánh những ưu, nhược điểm cơ bản.
So sánh động cơ điêden với động cơ xăng
Động cơ điêden so sánh với động cơ xăng có những ưu điểm cơ bản là: và =
= = 1800
- Hiệu suất nhiệt cao hơn, thường hiệu suất nhiệt của động cơ điêden khoảng
35-45%, còn động cơ xăng khoảng 30-35%.
- Động cơ điêden tiết kiệm được 15-20% nhiên liệu so với động cơ xăng (bởi
vì chi phí nhiên liệu riêng của động cơ điêden thấp hơn). Nhiên liệu điêden lại rẻ
tiền hơn xăng, nên việc sử dụng động cơ điêden có lợi về mặt kinh tế.
- Động cơ điêden làm việc chắc chắn, bền vững, ít hư hỏng vặt, bởi vì hệ
thống cung cấp nhiên liệu điêden tuy cấu tạo tinh vi, chính xác nhưng có độ bền
cao, dễ sử dụng. Còn ở động cơ xăng có bộ chế hòa khí và hệ thống đốt cháy bằng
tia lửa điện thường hay hư hỏng, phải sửa chữa.
- Động cơ điêden có khối lượng quán tính của các bộ phận chuyển động lớn hơn động cơ xăng nên khả năng vượt tải cũng tốt hơn.
Nhưng động cơ điêden có nhược điểm là:
- Ap suất trong xy lanh của động cơ rất cao nên khó khởi động, động cơ làm
việc nặng nề hơn động cơ xăng.
- Cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu phức tạp, đòi hỏi chế tạo chính xác, giá thành cao. Thông thường động cơ điêden có kích thước và trọng lượng lớn hơn động cơ xăng có cùng công suất.
Xuất phát từ những ưu, nhược điểm trên mà phạm vi sử dụng của động cơ điêden và động cơ xăng có sự khác nhau. Động cơ điêden thường được lắp nhiều
trên máy kéo và ôtô khách, ôtô tải cỡ lớn. Còn động cơ xăng thường được lắp nhiều
trên mô tô, xe máy, các loại ôtô du lịch, ôtô tải cỡ nhỏ.
So sánh động cơ 2 kỳ với động cơ 4 kỳ
Động cơ 2 kỳ so sánh với động cơ 4 kỳ có những ưu điểm cơ bản là:
- Nếu hai loại động cơ có số xy lanh và số vòng quay như nhau thì động cơ 2
kỳ chạy đều hơn, ít rung động hơn (bởi vì muốn hoàn thành một chu trình làm việc,
trục khuỷu của động cơ 4 kỳ phải quay 2 vòng, trong khi đó ở động cơ 2 kỳ chỉ cần
quay một vòng)
- Động cơ 2 kỳ (loại buồng thổi tay quay) có cấu tạo gọn nhẹ hơn động cơ 4
kỳ khi có cùng công suất (bởi vì động cơ 2 kỳ không cần hệ thống phân phối khí
loại xu páp để đóng mở cửa nạp và cửa xả)
- Khi hai động cơ có cùng thể tích làm việc, cùng số vòng quay, cùng tỉ số nén
và cùng loại nhiên liệu thì công suất của động cơ 2 kỳ thường bằng 1,5 đến 1,7 lần động cơ 4 kỳ.
mất 15 - 25%). Nói cách khác, hiệu suất nhiệt của động cơ 2 kỳ thấp hơn động cơ 4
kỳ, nguyên nhân là do:
- Ở động cơ 2 kỳ, khí đã làm việc sót lại trong xy lanh còn nhiều (xả không
sạch) nên nạp không đầy đủ.
- Trong quá trình nạp bị lãng phí mất một phần mồi mới nạp.
- Phải chi phí một phần công suất để tạo cho mồi mới nạp một áp suất ban đầu để nạp vào trong xy lanh động cơ.
- Động cơ 2 kỳ có cửa nạp và cửa xả nằm trên thành xy lanh nên hành trình nén bị rút ngắn, làm cho áp suất trong xy lanh giảm và công suất động cơ giảm.
Ngoài ra đối với động cơ xăng 2 kỳ buồng thổi tay quay, do phải trộn dầu
nhờn với xăng trước khi nạp để kết hợp bôi trơn cho các chi tiết của hệ thống biên tay quay nên chi phí dầu nhờn lớn hơn và khả năng bôi trơn kém hơn, vì vậy tuổi
thọ của động cơ 2 kỳ thường thấp hơn động cơ 4 kỳ.
Do vậy, động cơ 2 kỳ thường được lắp trên một số ít mô tô, xe máy và động cơ khởi động cho động cơ điêden. Còn hầu hết các động cơ khác là động cơ 4 kỳ.