Máy bón phân hóa học

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ điện nông nghiệp (Trang 101 - 102)

M ạng điện cung cấp

5.2.3.3.Máy bón phân hóa học

MÁY NÔNG NGHIỆP 5.1 MÁY LÀM ĐẤT

5.2.3.3.Máy bón phân hóa học

Máy bón phân hóa học có thể dùng bón lót hoặc bón thúc, có loại bón theo

hàng hay bón toàn bề mặt. Cấu tạo từng loại máy có khác nhau, tùy theo chức năng

của máy, v.v...

Cấu tạo chung của một máy bón phân hóa học toàn bề mặt, gồm có các bộ

phận chính sau:

- Thùng đựng phân chung cho tất cả bộ phận bón.

3 4

- Bộ phận điều chỉnh lượng phân bón

Bộ phận bón phân của máy bón phân hóa học toàn bề mặt thường có hai loại:

Loại trục tung phân và loại đĩa tung.

Hình 5.12 Bộ phận bón phân hóa học

a. Kiểu trục tung phân: 1. Khung, 2. Bộ phận truyền động, 3. Đĩa cung cấp,

4. Tấm chắn, 5. Trục tung phân

b. Kiểu đĩa tung: 1. Thùng chứa phân, 2. Cánh khuấy trộn, 3. Đĩa tung phân

Loại trục tung phân (hình 5.12a) thì việc cung cấp phân cho trục tung là một

đĩa quay, được dẫn động từ bánh xe máy bón phân. Trục tung là một trục dài, trên

đó gắn các cánh xiên để tung phân. Thường mỗi đĩa cung cấp có hai cánh tung quay

với tốc độ lớn. Tấm chắn phía sau có tác dụng làm tơi, đều phân khi rơi xuống mặt

đồng. Lượng phân bón được điều chỉnh bằng cách thay đổi tốc độ quay đĩa cung

cấp.

Loại đĩa tung (hình 5-12b) thì trục đĩa được dẫn động từ trục thu công suất của

máy kéo và quay với tốc độ lớn để tung phân ra đồng. Lượng phân bón được thay

đổi bằng cách điều chỉnh độ mở cửa ra phân và tốc độ di chuyển của liên hợp máy

trên đồng.

Trong thực tế sử dụng, nếu là bón lót thường kết hợp máy gieo - bón, nếu là

bón thúc thường kết hợp máy xới - bón, v.v...

Một phần của tài liệu Bài giảng cơ điện nông nghiệp (Trang 101 - 102)