Hệ thống giao diện số trong đo lường (Interface for measurement system)

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG (Trang 86 - 87)

6.2.1. Giới thiệu chung

Cùng với sự phát triển của kỹ thuật điện tử số và kỹ thuật vi xử lý, các thiết bị đo lường điện tử như tầnsố-mét, vôn-mét điện tử, pha-mét, ôxylô,... đã có bước tiến có tính chất cách mạng bằng việc sử dụng các bộ vi xử lý (Microprocessor), nó cho phép xử lý phép đo và số liệu đo được nhanh chóng, tự động và chính xác hơn.

nhiều khả năng, như mở rộng phạm vi đo, đo được nhiều loại tín hiệu khác nhau, kết quả đo đạt được độ chính xác cao và rút ngắn thời gian đo,... Tuy vậy, việc sử dụng các hệ thống đo số theo cấu trúc modul đã nảy sinh vấn đề phải quan tâm là ghép nối giữa các modul với nhau và với bộ xử lý trung tâm. Vấn đề này được thực hiện với bằng các mạch giao tiếp (Interfaces). Các mạch giao tiếp cho phép kết nối các modul tương thích với nhau về các phương diện: tín hiệu, cấu trúc vật lý, nguồn điện cung cấp, thang đo và dịch vụ đo lường.

Sự tiến bộ của kỹ thuật giao tiếp có ảnh hưởng nhiều tới nền tảng, cấu trúc của thiết bị đo, và đồng thời cũng đưa ra hướng phát triển cho hệ thống đo lường và các ứng dụng điều khiển thực tiễn; cho phép phát triển các hệ thông đo lường tự động.

Mục đích và khái niệm về giao diện đã được nêu, nhưng cũng cần có một cái nhìn riêng về giao diện, nó cần phải như thế nào và giải quyết được những việc gì trong thiết bị và hệ thống đo, cũng cần phải thảo luận thêm. Mục đích của chương này là cung cấp một số kiến thức cơ bản nhất, cần thiết để hiểu được sự làm việc của các thiết bị sử dụng giao diện, cũng như nêu lên các thông tin cần thiết về việc thiết kế một Card giao diện hoạt động với các tiêu chuẩn liên quan.

Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn về mạch giao tiếp, nhưng thường được sử dụng trong các hệ thống đo lường là giao diện IEC (The International Electrotechnical Commission) của Uỷ ban Điện tử quốc tế. Đây là loại giao diện kiểu Bus, cho phép ghép nối các thiết bị chung một hệ thống để có thể thực hiện được nhiều phép đo với kết quả đo chính xác.

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG (Trang 86 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)