Trong đo công suất, ở siêu cao tần, thường có hai nhiệm vụ phải giải quyết: Đo công suất trên tải có phối hợp trở kháng, hay đo công suất cực đại được
hấp thụ, của năng lượng từ một nguồn có công suất cần đo. Trong phép đo này, tải được xác định, có trị số bằng trở kháng đặc tính của đường dây và tải là thuần điện trở. Sơ đồ khối của phép đo này như hình sau. Khi đo, Oát-mét được mắc với nguồn công suất cao tần cần đo thông qua dây truyền tải. Như vậy công suất hấp thụ trên điện trở tải của oát-mét phụ thuộc vào sự phối hợp của nguồn công suất cần đo không những chỉ phụ thuộc vào cấp chính xác của oát-mét mà còn phụ thuộc cả vào mức độ phối hợp của đường dây với nguồn và với tải.
Đo công suất được hấp thụ trên tải bất kỳ hay đo công suất truyền thông. Trong phép đo này, công suất đo được là một phần của nguồn công suất cần đo. Ví dụ cần đo công suất bức xạ trên anten từ nguồn công suất phát ra của một máy phát; hay công suất đưa tới tầng công suất cuối của tầng trước cuối của một máy phát... Sơ đồ khối của phép đo này như hình dưới đây.
Nguồn công suất cần đo Tải hấp thụ Biến đổi năng lượng Thiết bị chỉ thị Oát-mét Dây truyền
Về cấu tạo, thì oát-mét thường gồm ba khối: tải hấp thụ, bộ biến đổi năng lượng và thiết bị chỉ thị. Tuỳ theo phương pháp đo mà người ta có các biện pháp biến đổi năng lượng thích hợp và trực tiếp hay gián tiếp chỉ thị. Đó cũng chính là cơ sở cấu tạo của các loại oát-mét.
Việc đo công suất trong kỹ thuật điện tử, ngoài điều phải thực hiện với một dải lượng trình đo lớn, ta còn phải thực hiện với một dải tần số đo rất rộng. Do đó có nhiều phương pháp đo khác nhau thích ứng với các trường hợp cụ thể để đạt được sai số đo cho phép. Thường thì các phương pháp đo cơ bản tuỳ thuộc vào khả năng chế tạo thiết bị nên chỉ thích hợp cho sử dụng trong từng tần đoạn. Tuy nhiên, cũng có các phương pháp có thể áp dụng với mọi tần đoạn tuỳ theo yêu cầu cụ thể của phép đo với một mức độ nào đó.
Ở các mạch điện một chiều, mạch xoay chiều tần số công nghiệp (50Hz, 60Hz), âm tần, và cả tần số cao tần, thì phép đo công suất được thực hiện bằng phương pháp đo trực tiếp hay đo gián tiếp. Đo trực tiếp công suất có thể thực hiện bằng oát-mét. Oát-mét có độ biến đổi các đại lượng điện là một thiết bị "nhân" điện áp, và dòng điện trên tải, để sao cho nó đầu ra được trực tiếp chỉ thị đại lượng đo là: P=UIcosφ. Thiết bị nhân này ví dụ như dụng cụ điện động, loại oát-mét dùng bộ biến đổi "Hall" và loại dùng các bộ nhân điện tử.
Đo gián tiếp công suất thì được thực hiện bằng phép đo dòng điện, điện áp và trở kháng. Phép đo công suất bằng vôn-mét và ampe-mét thì đơn giản, song trong nhiều trường hợp, không thể được thuận lợi như phương pháp đo trực tiếp.
Ở siêu cao tần, đo công suất là một trong những phép đo cơ bản, chủ yếu để xác định thông số đặc tính của tín hiệu. Phép đo được thực hiện bằng các phương pháp biến đổi năng lượng điện từ thành các dạng năng lượng khác để đo. Các dạng
Nguồn công suất Tải hấp thụ Biến đổi năng lượng Thiết bị chỉ thị Oát-mét Dây truyền sóng
Hình 5.8. Sơ đồ khối của phép đo công suất truyền thông Bộ phận
ghép
Tải thực
năng lượng khác ví dụ như quang năng (phương pháp dùng tế bào quang điện), nhiệt năng (phươngpháp dùng nhiệt lượng-mét, điện trở), hay cơ năng (phương pháp dùng tác dụng cơ học của sóng điện từ). Các phần tiếp theo sau đây sẽ xét tới các phương pháp cơ bản để đo công suất siêu cao tần.
Độ chính xác của các phép đo công suất ở kỹ thuật điện tử, được coi là cao nếu như sai số không quá 5%, và là trung bình nếu sai số không quá 25%.
Về mức độ, thì công suất của thiết bị được coi là lớn khi có trị số lớn hơn 10W; là trung bình khi có trị số từ 10W đến 0,1W; và được coi là bé khi trị số từ 0,1W đến 10-6W.