Tự động hoá hoàn toàn quá trình đo lường

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG (Trang 85 - 86)

Như đã nói ở đầu chương này, muốn thực hiện tự động hoá hoàn toàn quá trình đo, các thiết bị chọn lọc dùng phải là những hệ thống theo nguyên tắc vòng kín. Một mặt, các hệ thống này khá phức tạp, mặt khác nguyên lý chung của loại này thuộc lĩnh vực lý thuyết tự động điều khiển. Vì hai lý do, ở đây ta chỉ lấy một vài ví dụ về thiết bị cụ thể để minh hoạ có tính chất giới thiệu đôi nét những thành tựu đã đạt được trong kỹ thuật đo tự động hiện nay. ở phần trước ta đã xem con đường tiến tới hoàn thiện việc đo lường nhằm giảm bớt khó khăn và thời gian đo. Tuy nhiên, con đường đó chưa hoàn thành một cách trọn vẹn việc giải phóng con người khỏi những thao tác như điều chỉnh, chuyển đổi băng, lấy kết quả. Vì vậy, người ta không dừng lại ở đó.

Cho đến nay, những cố gắng để tự động hoá hoàn toàn quá trình đo lường có thể chia một cách đại thể thành hai nhóm: đo lường tự động ghi giữ và đo lường phục vụ trực tiếp cho điều khiển tự động. Trong phạm vi cuốn sách này, ta chỉ xét tới vấn đề thứ nhất.

Đo lường tự động ghi giữ được đặc trưng bởi những nét cơ bản sau đây:

Hoàn toàn không điều chỉnh và điều chỉnh cộng hưởng bằng tay. Những thiết bị đo lường này hoặc là không yêu cầu điều chỉnh hoặc là việc điều chỉnh được thực hiện một cách tự động nhờ những cơ cấu đặc biệt sẵn có trong nó. Những kết quả đo lường được ghi lại thành tài liệu. Một trong những dạng ghi kết quả thông thường và thuận lợi nhất là in kết quả đo thành chữ, số và dấu hiệu. Khi đó yêu cầu tốc độ in phải đủ lớn. Nhờ được in lại nên những kết quả đo được lưu trữ lâu bao nhiêu tuỳ ý và muốn lấy lúc nào cũng được. Trong nhiều trường hợp, những số liệu này có thể đưa trực tiếp vào máy vi tính. Một bộ nhớ như vậy là lý tưởng. Xử lý bằng máy tính điện tử: Điều đó cho phép giải quyết nhiều nhiệm vụ quan trọng trong tự động hoá đo lường như:

 Xác định đại lượng cần đo theo những số liệu đo khác. Nhờ có máy tính điện tử mà đo gián tiếp như vậy cũng không khác gì đo trực tiếp.

 Giải những phép toán lôgic

 Phối hợp nhiều nhóm thiết bị đo lường thành một bộ thống nhất.

 Tạo thành một hệ thống kiểm tra các thông số của nhiều đối tượng. Việc kiểm tra như thế có thể tiến hành đồng thời hoặc theo thứ tự tuỳ ý.

 Gia công nhanh nhiều số liệu đo lường để rút ra những kết luận dưới dạng cô đọng, tổng quát và tách ra những tin tức cần thiết.

 Gia công những số liệu đo đạc ở hàng loạt đối tượng, hệ thóng hoá những kết quả này và tích luỹ thống kê theo từng đối tượng

 Phân tích kết quả đo lường và chỉ ra phương hướng hợp lý nhất để tiếp tục nghiên cứu.

Một phần của tài liệu CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)