911 Xác định kết quả kinh doanh
1.2.2.2. Tính giá NVL xuất kho
Tại Xí nghiệp, giá thực tế NVL xuất kho là giá bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này, căn cứ vào giá thực tế của NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ, kế toán xác định được giá bình quân của một đơn vị NVL. Căn cứ vào lượng NVL xuất trong kỳ và giá đơn vị bình quân để xác định giá thực tế xuất trong kỳ.
Giá thực tế của NVL xuất kho =
Giá bình quân của một đơn vị NVL x
Lượng vật liệu xuất kho
Giá bình quân của một NVL được tính như sau: Giá bình
quân của một NVL
=
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ + tổng giá thực tế NVL nhập trong kỳ Số lượng NVL tồn đầu kỳ + tổng số lượng NVL nhập trong kỳ Ví dụ:
Giấy Bãi Bằng 60 g /m2 khổ 65x98 tồn đầu kỳ tháng 12 là 53.442 tờ, đơn giá 443, 388 đồng/tờ.
Tổng số lượng giấy nhập kho trong tháng 12 là: 62.700tờ, tổng giá thực tế giấy nhập kho trong kỳ là: 25.111.722 đồng.
Tổng số lượng giấy xuất kho trong kỳ là: 115.012 tờ, kế toán xác định giá bình quân của một tờ giấy là:
Giá bình quân của một tờ giấy =
443,388 x 53.442 + 25.111.722 53.442 + 62.700
= 420,238
Giá thực tế giấy Bãi Bằng 60 g /m2 khổ 65 x 98 xuất kho: = 420,238 x 115.012
= 48.332.413 (đồng)
Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ có ưu điểm là giảm nhẹ được việc hạch toán chi tiết NVL so với các phương pháp khác, không phụ thuộc vào số lần nhập, xuất của từng NVL. Nhược điểm của phương pháp này là dồn công việc tính giá NVL xuất kho vào cuối kỳ hạch toán nên ảnh hưởng đến tiến độ của các khâu kế toán khác, đồng thời sử dụng phương pháp này cũng phải tiến hành tính giá theo từng loại NVL.