Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn trước cuộc kiểm toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực hiện.DOC (Trang 27 - 36)

Thực chất, giai đoạn trước cuộc kiểm toán là giai đoạn thực hiện những công việc chuẩn bị cho cuộc kiểm toán từ khi tìm hiểu khách hàng, kí hợp đồng kiểm toán và xây dựng kế hoạch kiểm toán. Đây là giai đoạn hết sức quan trọng, quyết định lớn đến thành công của cuộc kiểm toán. Qúa trình kiểm soát trước cuộc kiểm toán sẽ giúp cho quá trình chuẩn bị đi đúng hướng, tạo tiền đề thuận lợi cho thực hiện kiểm toán. Công việc của giai đoạn này chủ yếu bao gồm:

Kiểm soát khách hàng tức xem xét khả năng tiếp tục, duy trì, chấp nhận kiểm toán khách hàng

Như đã phân tích ở trên, việc kiểm soát khách hàng có vai trò rất quan trọng nhằm KSCLKT. Kiểm soát tốt khách hàng sẽ giúp công ty tránh được những rủi ro và bất lợi nghiêm trọng, phương hại đến niềm tin của công chúng dành cho các dịch vụ do công ty cung cấp. Kiểm soát khách hàng là quá trình thu thập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ pháp lí của khách hàng nhằm xem xét có thể tiếp tục thực hiện kiểm toán với khách hàng hoặc chấp nhận kiểm toán với khách hàng mới. Những thông tin thu thập được cùng những nhận xét của người khảo sát sẽ được trình bày trong “Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp”. Đối với công ty ABC, việc khảo sát khách hàng do chị Nguyễn Lan Phương- trưởng phòng nghiệp vụ 2 thực hiện, bao gồm các thông tin chủ yếu như trình bày trong biểu số 2.

Kiểm soát việc lập kế hoạch kiểm toán:

Trước khi thực hiện hợp đồng kiểm toán, công ty xây dựng kế hoạch kiểm toán tổng thể chỉ rõ nội dung, mục tiêu, phạm vi của cuộc kiểm toán và những bố trí về con người, phương tiện thực hiện kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán là cơ sở để kiểm soát cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán cũng được gửi cho khách hàng nhằm phối hợp cùng công ty kiểm soát cuộc kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán tổng thể đối với công ty ABC như trình bày ở biểu số 3.

Biểu số 2:Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp (công ty xăng dầu ABC)

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C

BÁO CÁO KHẢO SÁT TÌNH HÌNH DOANH NGHIỆP A. Tóm lược tình hình khách hàng :

1. Tên doanh nghiệp: Công ty xăng dầu ABC

2. Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước

3. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh: kinh doanh xăng dầu, các sản phẩm hóa dầu, khí gas hóa lỏng và các dịch vụ khác.

B. HTKSNB và tổ chức công tác kế toán I. HTKSNB

- Có quy chế hoạt động chung toàn công ty

- Có ban kiểm soát

- KTV tiền nhiệm: công ty kiểm toán XYZ

II. Tổ chức công tác kế toán 1. Bộ máy kế toán

- Hình thức kế toán: tập chung

- Tổ chức nhân sự:

+ Kế toán trưởng: 10 năm công tác

+ Số lượng nhân viên: 6 người, trong đó 4 người tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính kế toán, 2 người tốt nghiệp trung cấp.

2. Sổ sách kế toán:

- Hình thức chứng từ ghi sổ

- Đầy đủ sổ kế toán tổng hợp và chi tiết

3. Chứng từ kế toán:

- Đầy đủ, hình thức tốt

- Chứng từ thu, chi bình quân tháng: 152; hóa đơn bán hàng bình quân: 65

4. Hệ thống báo cáo: Đã được lập đầy đủ, trừ không lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ …………

IV. Một số thông tin về báo cáo tài chính: 1. Tổng tài sản: 87.938.542.162

Trong đó: - Tài sản lưu động

+ Khoản phải thu: 24.633.203.999

+ Hàng tồn kho: 26.761.483.416 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tài sản cố định: 11.999.226.948

2. Tổng nguồn vốn: 87.938.542.162

Trong đó: - Vay ngắn hạn: 51.237.794.940

- Vay dài hạn: 2.403.640.000

3. Kết quả hoạt động kinh doanh: - Doanh thu: 1.050.139.877.822 - Gía vốn hàng bán: 1.011.767.826.651 - Chi phí bán hàng và quản lí: 32.975.096.805 - Thu nhập tài chính:187.611.318 - Thu nhập bất thường: 221.187.885 - Tổng lãi/ lỗ: 5.805.753.569 …….

C. Kết luận và đề xuất của người khảo sát:

1. Nhận xét chung: quy mô công ty lớn, công việc không quá phức tạp, có khả năng kiểm toán

2. Đánh gía rủi ro trong kiểm soát: Bình thường. Chú ý đến doanh thu và hàng tồn kho

3. Đề xuất kế hoạch kiểm toán

- Thời gian: làm việc tại doanh nghiệp: 06 ngày; tổng hợp báo cáo: 03 ngày

- Nhân sự: 5 người

Biểu số 3: Kế hoạch kiểm toán tổng thể

Công ty kiểm toán và tư vấn A&C

KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TỔNG THỂ Phòng nghiệp vụ: 2

Khách hàng: Công ty xăng dầu ABC Năm tài chính: 2005

I. Thời gian:

Thời gian kiểm tra tại doanh nghiệp (ngày)

Thời gian tổng hợp tại công ty (ngày) Thời gian phát hành báo cáo chính thức 1/4/2006 đến 6/4/2006 7/4/2006 đến 9/4/2006 20/4/2006 II. Nhận sự: Thành phần Họ và tên Giám đốc/ Phó giám đốc chỉ đạo Nguyễn Thị Hồng Thanh Kiểm toán viên điều hành Nguyễn Lan Phương Trưởng nhóm kiểm toán Nguyễn Đắc Hiếu Kiểm toán viên Nguyễn Mạnh Đức

Cao Thu Huyền Trợ lý kiểm toán Trịnh Khánh Ngọc

Bùi Huy Quang III . Phạm vi cuộc kiểm toán

- Thực hiện kiểm toán cho năm tài chính 2005 - Phát hành BCKT và thư quản lý (nếu có) IV. Trang thiết bị: tự chuẩn bị

V. Phương tiện đi lại: khách hàng đưa đón

Người duyệt Người lập (kí tên) (kí tên)

Kiểm soát nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán công ty khách hàng:

Sau khi hợp đồng kiểm toán giữa công ty và ABC được kí kết, A&C sẽ tiến hành lựa chọn nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán. Công việc này cũng được kiểm soát rất chặt chẽ bởi chính nhóm kiểm toán là người trực tiếp thực hiện kiểm toán, trực tiếp quyết định đến chất lượng cuộc kiểm toán. Nhóm kiểm toán phải đảm bảo có ít nhất một KTV có chứng chỉ CPA, đủ khả năng hướng dẫn, giám sát các trợ lý kiểm toán. Nhóm kiểm toán thực hiện công ciệc của mình dưới sự giám sát, hướng dẫn chặt chẽ bởi một KTV điều hành. Tính độc lập, khách quan của nhóm kiểm toán cũng được kiểm soát rất chặt chẽ. Các KTV được phân công thực hiện kiểm toán phải trả lời các câu hỏi liên quan đến tính độc lập của mình với khách hàng.

Bảng 4:Câu hỏi đánh giá tính độc lập của kiểm toán viên

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C

CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

Họ tên KTV: Nguyễn Đắc Hiếu Phòng nghiệp vụ: 2 Khách hàng: Công ty xăng dầu ABC

Stt Câu hỏi Có Không 1 Kiểm toán viên có góp vốn cổ phần trong công ty khách hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

không?

x 2 Kiểm toán viên có vay vốn khách hàng không? x 3 Kiểm toán viên có là cổ đông chi phối của công ty khách hàng

không?

x 4 Kiểm toán viên có cho khách hàng vay vốn không? x 5 Kiểm toán viên có cung cấp nguyên vật liệu hay dịch vụ cho khách

hàng không?

x 6 Kiểm toán viên có ký kết hợp đồng gia công chế tạo sản phẩm với

công ty khách hàng không?

x 7 KTV có làm đại lý bán hàng cho công ty khách hàng không? x 8 KTV có qan hệ họ hàng thân thuộc với những người trong bộ máy

quản lý của công ty khách hàng không?

x 9 KTV có làm dịch vụ trực tiếp ghi sổ kế toán, giữ sổ kế toán và lập

báo cáo tài chính cho công ty khách hàng không?

x 10 Kết luận: KTV sẽ tham gia kiểm toán đã đảm bảo tuân thủ các

nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp về tính độc lập?

x

Sau khi nhận thấy không có bất cứ tình huống nào dẫn đến vi phạm tính độc lập, các KTV sẽ làm bản cam kết về tính độc lập.

Biểu số 4:Bản cam kết về tính độc lập của kiểm toán viên

Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C

BẢN CAM KẾT VỀ TÍNH ĐỘC LẬP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN

- Kính gửi bà: Nguyễn Thị Hồng Thanh- Giám đốc chi nhánh Hà Nội công ty kiểm toán và tư vấn A&C

- Chúng tôi gồm:

sẽ thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính năm 2005 của công ty xăng dầu ABC từ ngày 1/4/2006 đến ngày 6/4/2006. Trên cơ sở am hiểu sâu sắc các quy định và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán về tính độc lập, chúng tôi cam kết không có bất cứ tình huống nào ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên cũng như của công ty kiểm toán và tư vấn A&C đối với khách hàng ABC.

Hà Nội, ngày 28 tháng 3 năm 2006 (kí tên) (kí tên) (kí tên) (kí tên) (kí tên)

Bùi Huy Quang Trịnh Khánh Ngọc Cao Thu Huyền Nguyễn Mạnh Đức Nguyễn Đắc Hiếu

Kiểm soát trong thiết kế chương trình kiểm toán

Thông thường, chương trình kiểm toán cho từng phần hành đã được công ty thiết kế sẵn, chuẩn mực nhằm hướng dẫn cho các KTV và các trợ lý kiểm toán thực hiện tốt kiểm toán phần hành được giao; ví dụ như chương trình kiểm toán TK 141- Tạm ứng như sau:

Biểu số 5:Chương trình kiểm toán TK 141- Tạm ứng

33

Nguyễn Đắc Hiếu Kiểm toán viên- Nhóm trưởng Nguyễn Mạnh Đức Kiểm toán viên

Cao Thu Huyền Kiểm toán viên Trịnh Khánh Ngọc Trợ lý kiểm toán Bùi Huy Quang Trợ lý kiểm toán

1. Tìm hiểu quy trình, đặc điểm, nội dung tài khoản và chính sách kế toán 2. Tìm hiểu HTKSNB và quy trình tạm ứng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3. Tổng hợp số liệu đối chiếu với sổ cái, báo cáo kiểm toán năm trước

4. Thu thập chi tiết các khoản tạm ứng theo đối tượng đối chiếu với biên bản đối chiếu công nợ tạm ứng

5. Kiểm tra danh sách dư nợ tạm ứng xem có đối tượng dư nợ lâu ngày hoặc không phải nhân viên của đơn vị

6. Chọn mẫu…. đối tượng nhận tạm ứng để kiểm tra chi tiết tới chứng từ gốc theo quy trình từ lúc nhận tạm ứng đến lúc hoàn ứng.

7. Kết luận

Tuy nhiên, đối với một số phần hành, chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế cụ thể theo đặc điểm của khách hàng. Thông thường, đó là những phần hành được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến báo cáo tài chính của khách hàng và có khả năng tồn tại rủi ro cao. Những phần hành này đã được người thực hiện khảo sát về khách hàng lưu ý trong “Báo cáo khảo sát tình hình doanh nghiệp”. Công việc này được thực hiện bởi KTV điều hành và nhóm trưởng nhóm kiểm toán trên cơ sở chương trình kiểm toán chuẩn của công ty và đặc điểm thực tế của khách hàng. Ví dụ, về chương trình kiểm toán hàng tồn kho, khoản mục được đánh giá có khả năng rủi ro cao, của công ty xăng dầu ABC như sau:

Biểu số 6: Chương trình kiểm toán hàng tồn kho

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn A&C thực hiện.DOC (Trang 27 - 36)