Quy trình kế toán huy động vốn qua tài khoản tiền gử

Một phần của tài liệu Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ngân hàng NHTMCP Anh Bình ABBANK Hà Nội.DOC (Trang 25 - 30)

a. Thủ tục mở TK:

Khi có nhu cầu mở TK tại ngân hàng, khách hàng đến làm thủ tục tại bộ phận tiền gửi. Tại đây kế toán giao dịch sẽ hướng dẫn khách hàng lập các giấy tờ cần thiết

Đối với khách hàng cá nhân: Chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở TK tiền gửi cá nhân, đăng kí chữ kí mẫu, xuất trình và nộp bản sao giấy chứng minh nhân dân.

Đối với khách hàng là tổ chức: Chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở TK tiền gửi, đăng kí chữ kí và mẫu con dấu của người đại diện, xuất trình và nộp bản sao các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức và các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ TK.

Khi mở TK tiền gửi thanh toán, trong tài khoản luôn phải được duy trì một số dư tối thiểu theo quy định của ngân hàng. Ngoài số dư phải duy trì trong TK, chủ TK có quyền thực hiện các giao dịch trên số tiền gửi trong TK tiền gửi thanh toán của mình.

b. Kế toán tiền gửi thanh toán

Kế toán nhận tiền gửi:

- Kế toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt:

Người gửi tiền lập giấy nộp tiền mặt kèm tiền mặt nộp vào ngân hàng. Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt và sau khi đã thu đủ tiền, kế toán hạch toán:

N: TK tiền mặt

C: TK tiền gửi thanh toán/KH - Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản:

Căn cứ vào các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như bảng kê nộp séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu,…kế toán hạch toán:

N: TK tiền gửi thanh toán/người chi trả hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng

C: TK tiền gửi thanh toán/người thụ hưởng

Kế toán chi trả tiền gửi:

- Kế toán chi trả bằng tiền mặt:

Khi chủ TK yêu cầu được lĩnh tiền từ TK thanh toán, kế toán kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm soát số dư TK, hạn mức thấu chi,… Nếu thỏa mãn theo quy định của ngân hàng, kế toán hạch toán:

N: TK tiền gửi thanh toán/KH C: TK tiền mặt

- Kế toán chi trả bằng chuyển khoản:

Khi nhận được các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: Ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản,… của chủ TK để trích TK của mình chuyển trả tiền cho người thụ hưởng, kế toán hạch toán:

N: TK tiền gửi thanh toán/người chi trả C: - TK tiền gửi thanh toán/người thụ hưởng - hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng

Trường hợp việc trích tiền từ TK tiền gửi thanh toán để chuyển cho người thụ hưởng ở ngân hàng khác thì ngân hàng sẽ thu lệ phí chuyển tiền và

thuế giá trị gia tăng theo số tiền chuyển, lệ phí chuyển tiền thu theo tỉ lệ do từng hệ thống NHTM quy định.

Kế toán trả lãi tiền gửi thanh toán

Hàng tháng (vào gần cuối tháng) kế toán tính và trả lãi các TK tiền gửi thanh toán, số lãi này được nhập vào số tiền gốc.

- Phương pháp tính lãi: Theo phương pháp tích số

Số tiền lãi trong tháng = (Tổng tích số tính lãi trong tháng * lãi suất/ tháng)/30

Tổng tích số tính lãi trong tháng = (Tổng số dư có TK thanh toán * số ngày dư có thực tế trong tháng)

- Hạch toán: N: TK chi trả lãi tiền gửi

C: TK tiền gửi thanh toán/KH

c. Kế toán tiền gửi có kì hạn

Kế toán nhận tiền gửi:

- Căn cứ vào giấy nộp tiền, kế toán hạch toán N: TK tiền mặt

C: TK tiền gửi có kì hạn/KH

- Khách hàng trích từ TK tiền gửi không kì hạn chuyển sang TK tiền gửi có kì hạn, căn cứ vào nhiệm chi, kế toán ghi:

N: TK tiền gửi không kì hạn/KH C: TK tiền gửi có kì hạn/KH

Kế toán chi trả tiền gửi:

Khác với TK tiền gửi không kì hạn, khi rút tiền ở TK tiền gửi có kì hạn, khách hàng phải rút trọn số tiền của kì hạn

- Khách hàng rút tiền bằng tiền mặt: Căn cứ vào giấy lĩnh tiền mặt, kế toán ghi:

N: TK tiền gửi có kì hạn/KH C: TK tiền mặt

- Khách hàng chuyển tiền từ TK tiền gửi có kì hạn vào TK tiền gửi không kì hạn: Căn cứ vào giấy đề nghị của khách hàng kế toán lập chứng từ và hạch toán:

N: TK tiền gửi có kì hạn/KH C: TK tiền gửi không kì hạn/KH

Kế toán trả lãi tiền gửi có kì hạn:

Việc trả lãi tiền gửi có kì hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn, tính lãi theo nguyên tắc cơ sở dồn tích và theo phương pháp lãi đơn.

- Công thức tính lãi hàng tháng:

Tiền lãi = số tiền gửi vào * lãi suất tiền gửi/ tháng

- Sau khi tính được số lãi phải trả, kế toán lập chứng từ và hạch toán: N: TK chi phí trả lãi tiền gửi

C: TK lãi phải trả cho tiền gửi

- Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc) kế toán lập phiếu chi và hạch toán:

C: TK thích hợp

Một phần của tài liệu Giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và hoàn thiện kế toán huy động vốn tại ngân hàng NHTMCP Anh Bình ABBANK Hà Nội.DOC (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w