2.3.1. Đặc điểm
Tài sản cố định là những tài sản có giá trị lớn trên 10.000.000 đồng, có thời gian sử dụng trên một năm. Giá trị của tài sản cố định trong công ty
Nhật ký chung Sổ chi tiết TK 111,112
Sổ cái TK 334, 338
Bảng cân đối số
phát sinh Báo cáo tài chính
Sổ tổng hợp chi tiết TK 334,338 Chứng từ gốc Bảng lương Bảng phân bổ tiền lương
chiếm một tỷ lệ rất lớn trong tổng tài sản. Với những loại tài sản này cần phải được quản lý và sử dụng có hiệu quả, đồng thời có kế hoạch đổi mới khi tài sản này hết giá trị sử dụng hoặc lỗi thời, lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu sản xuất của công ty.
Kế toán tài sản cố định phản ánh tình hình biến động về số lượng, chất lượng và giá trị của tài sản cố định. Giám đốc chặt chẽ tình hình sử dụng, thanh lý và sửa chữa tài sản cố định
Tài sản cố định được theo dõi theo giá trị còn lại bằng nguyên giá trừ đi hao mòn lũy kế. Nguyên giá gồm toàn bộ chi phí để tài sản cố định có thể sẵn sàng sử dụng. Công ty tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng trên thời gian hữu dụng ước tính đồng thời tính theo phương pháp tròn tháng. Mỗi loại tài sản cố định khác nhau lại có số năm tính khấu hao khác nhau, như:nhà cửa vật kiến trúc 12-30 năm, máy móc thiết bị 5-8 năm, phương tiện vận tải truyền dẫn 5 năm, thiết bị dụng cụ quản lý 4-5 năm. Chi phí khấu hao tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất chung bao gồm khấu hao cơ bản của toàn bộ tài sản cố định phục vụ cho sản xuất ở các phân xưởng. Ví dụ: nhà xưởng, máy móc, thiết bị. Trong số 75 máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất ở XN có một số máy móc thiết bị đẵ khấu hao hết, nhưng vẫn còn năng lực sử dụng. XN không thực hiện trích khấu hao lần 2 theo đúng nghị định 59 của Chính Phủ ban hành
Tỷ lệ trích khấu hao: Xí nghiệp trích khấu hao và chi phí trong kỳ theo phương pháp đường thẳng.
Tỷ lệ trích khấu hao =
Sau đó xác định:
Hàng tháng kế toán tài sản cố định tính toán số tiền khấu hao cơ bản của từng tài sản cố định trên sổ khấu hao, lập bảng chi tiết phân bổ khấu hao và bảng tổng hợp phân bổ khấu hao, số liệu trên bảng này sẽ là căn cứ để ghi vào sổ nhật ký chung và sổ cái TK 627, sổ chi tiết tài khoản 6274.
2.3.2 Chứng từ sử dụng
Để phục vụ cho việc hạch toán kế toán, kế toán tài sản cố định sử dụng các chứng từ sau:
Biên bản giao nhận tài sản cố định (mãu số 01-TSCĐ): xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, được cấp trên cấp phát, được tặng biếu, viện trợ, nhận vốn góp liên doanh, tài sản cố định thuê ngoài… đưa vào sử dụng tại đơn vị hoặc tài sản của đơn vị được bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên, theo hợp đồng liên doanh. Thẻ tài sản cố định (mẫu số 02- TSCĐ): theo dõi chi tiết từng tài sản cố định của đơn vị, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng năm của tài sản cố định
Biên bản thanh lý tài sản cố định (mẫu số 03-TSCĐ)
Biên bản giao nhận sữa chữa lớn hoàn thành (mẫu số 04-TSCĐ): xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ và bên sửa chữa TSCĐ, là căn cứ ghi sổ kế toán và thanh toán chi phí sửa chữa
Biên bản đánh giá lại TSCĐ (mẫu số 05-TSCĐ)
Ngoài ra công ty còn sử dụng rất nhiều chứng từ khác như: báo cáo tổng hợp tăng, giảm tài sản cố định ; bảng kê chi tiết tăng, giảm tài sản cố định; bảng chi tiết và bản tổng hợp phân bổ khấu hao tài sản cố định, báo cáo tài sản cố định bình quân cần tính khấu hao…..
Sơ đồ 7: Quy trình hoạt động của phần hành kế toán TSCĐ
Nhật ký chung Thẻ TSCĐ
Sổ cái TK 211,213,214
Bảng cân đối số
phát sinh Báo cáo tài chính
Sổ tổng hợp TSCĐ dùng cho cả DN Chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ Bảng phân bổ và trích KHTSCĐ
Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng