Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Một phần của tài liệu thương mại điện tử (Trang 86 - 88)

I. KHÁI QUÁT

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bộ thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý của ngành Kế hoạch và Đầu tư gồm 503 thủ tục hành chính. Trong đó, lĩnh vực thành lập và hoạt động của doanh nghiệp có 257 thủ tục, thành lập và hoạt động hợp tác xã có 52 thủ tục, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có 78 thủ tục, 10 thủ tục đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài, 92 thủ tục đấu thầu và 14 thủ tục về đầu tư nguồn vốn hỗ trợ chính thức ODA.

Thực hiện Quyết định 222, nhằm đơn giản hóa các thủ tục hành chính của quy trình đấu thầu, nâng cao tính minh bạch, giảm chi phí hành chính cho Nhà nước trong hoạt động mua sắm công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã giao Cục Quản lý đấu thầu triển khai dự án Ứng dụng TMĐT vào mua sắm của Chính phủ.

Hoạt động mua sắm của Chính phủ thu hút sự quan tâm cao của doanh nghiệp. Việc công bố công khai các chào thầu mua sắm của Chính phủ trên mạng sẽ tạo ra một môi trường cạnh

Người nộp Thuế Internet Cơ quan Thuế

Đăng ký TK Tra cứu TK Thay đổi thông tin

Thông báo phản hồi

Tờ khai điện tử Kê k hai Kết xuất Ký điện tử Nộp TK Dữ liệu tờ khai

tranh lành mạnh trong hoạt động mua sắm công. Mục đích của dự án Ứng dụng TMĐT vào mua sắm của Chính phủ là xây dựng một hệ thống đấu thầu hoàn chỉnh, tập trung qua mạng Internet, bao gồm các quy trình đấu thầu, các cơ sở pháp lý, phần mềm và hạ tầng CNTT phục vụ cho đấu thầu qua mạng. Hạ tầng CNTT bao gồm mạng, cơ sở dữ liệu, cổng giao tiếp, hệ thống chứng thực chữ ký số với độ bảo mật cao.

Dự án sẽ được triển khai qua hai giai đoạn chính:

- Giai đoạn 1 (từ 2008-2010): Thử nghiệm mô hình đấu thầu qua mạng trên 3 đơn vị lớn là Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông và Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

- Giai đoạn 2 (từ 2010-2015): Hoàn thiện và triển khai hệ thống đấu thầu trên diện rộng. Để làm tiền đề cho dự án Ứng dụng TMĐT vào mua sắm của Chính phủ, từ đầu năm 2009, Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) triển khai dự án Xây dựng hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm (EPPS). Đây là dự án hỗ trợ kỹ thuật quan trọng có nhiệm vụ thiết lập hệ thống lõi của đấu thầu qua mạng (e-bidding) và vận hành thử nghiệm hệ thống. Trong quá trình triển khai, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan tham gia thực hiện dự án sẽ rút kinh nghiệm, đưa ra định hướng cho việc phát triển hệ thống đấu thầu qua mạng một cách toàn diện.

Ngày 04/9/2009, Cục Quản lý Đấu thầu và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc đã thực hiện bàn giao Hệ thống mua sắm chính phủ điện tử thử nghiệm (EPPS). Về mặt kỹ thuật, hệ thống EPPS cho phép thực hiện qua mạng các nghiệp vụ sơ tuyển, phát hành hồ sơ mời thầu, nộp hồ sơ dự thầu, kiến nghị về kết quả đấu thầu, thông báo kết quả thầu, v.v… Hệ thống đảm bảo sự bảo mật, sự toàn vẹn và chống chối bỏ của thông tin thông qua việc áp dụng chữ ký số. Không những thế, chữ ký số còn đảm bảo giá trị pháp lý cho các tài liệu điện tử, kết quả đấu thầu các gói thầu. Hệ thống EPPS tự động hóa các quy trình đấu thầu, do đó cả bên mời thầu và nhà thầu không thể làm chệch hướng được các quy trình này. Hệ thống cho phép các nhà thầu tiếp cận các nội dung đấu thầu vào bất kỳ địa điểm và thời gian nào, tạo điều kiện tham gia dự thầu.

Hình II.7: Mô hình hệ thống đấu thầu trực tuyến

CỔNG GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ

KHỐI DOANH NGHIỆP

(Bên bán)

Giao diện Công nghệ Nhà cung cấp đăng ký

Chủ đầu tư đăng ký

Kết nối hệ thống quản lý tài chính KHỐI CHÍNH PHỦ (Các cơ quan sử dụng ngân sách nhà nước, chủ đầu tư) MUA SẮM TRÊN MẠNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ

QUẢN LÝ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ ĐẤU THẦU ĐIỆN TỬ

Hạ tầng công nghệ thông tin và dịch vụ web

Các thành phần chính tham gia vào hệ thống đấu thầu trực tuyến gồm bên bán là bên cung cấp hàng hóa và dịch vụ; bên mua là các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước trong mua sắm công và bộ phận vận hành hệ thống.

Trong giai đoạn đầu, hệ thống EPPS được thử nghiệm tại 3 đơn vị: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam.

Sau khi triển khai thử nghiệm thành công, hệ thống EPPS sẽ được bổ sung thêm các chức năng mua sắm điện tử (e-shopping), quản lý hợp đồng điện tử (e-contracting), thanh toán điện tử (e-payment), đồng thời sẽ áp dụng từng bước với các cơ quan chính phủ, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp.

Dự án đấu thầu qua mạng mang lại lợi ích cho tất cả các bên tham gia. Việc công khai các thông tin mua sắm và đấu thầu trên mạng sẽ giúp Chính phủ thu hút được số lượng lớn các nhà cung cấp. Do đó, Chính phủ sẽ có nhiều cơ hội mua được hàng có chất lượng cao và giá thành rẻ. Không những thế, Chính phủ còn có thể giảm thiểu chi phí và nhân sự phục vụ cho việc mua sắm công, đồng thời có thể giám sát việc mua sắm một cách chuyên nghiệp hơn. Hệ thống còn nâng cao tính công bằng và tăng cơ hội tiếp cận vào thị trường mua sắm của Chính phủ cho các nhà cung cấp.

Một phần của tài liệu thương mại điện tử (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)