I. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN TẠI VIỆT NAM
2. Tình hình triển khai đào tạo trực tuyến tại các cơ quan hành chính nhà nước
nhà nước
Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 đưa ra định hướng “Đầu tư nghiên cứu, phát triển các tài liệu, học liệu phục vụ giáo dục từ xa, đầu tư nghiên cứu, phát triển, đặc biệt là các bài giảng, bài tập, các từ điển điện tử, các thí nghiệm ảo về vật lý, hóa học, sinh học...”.24
Kết quả khảo sát tại 15 cơ quan Bộ, ngành và 30 Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin cho thấy, các cơ quan đã bước đầu nghiên cứu, ứng dụng đào tạo trực tuyến phục vụ việc thông tin, tuyên truyền, đào tạo cán bộ công chức. Một số Bộ đã xây dựng hệ thống mạng nội bộ trong ngành và sử dụng hệ thống phục vụ thông tin hướng dẫn các quy trình nghiệp vụ.
24 Quyết định số 56/QĐ-TTg ngày 3/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010”.
Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện đang quản lý và vận hành Mạng giáo dục tại địa chỉ http://edu.net.vn, Bộ Thông tin và Truyền thông với Trường Đào tạo, bồi dưỡng thông tin và truyền thông online tại địa chỉ http://www.mic-edu.vn. Đây là hai trong nhiều ví dụ tiêu biểu của khối cơ quan hành chính nhà nước ứng dụng đào tạo trực tuyến trong hoạt động đào tạo.
Với vai trò thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, Bộ Công Thương đang tích cực khai thác Cổng thông tin nội bộ trong ngành (eMOIT) phục vụ công tác nâng cao nhận thức và thông tin tuyên truyền nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức. Năm 2009, Bộ triển khai dự án Xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9000 tại Bộ Công Thương. Đến nay, hệ thống Quy trình ISO đã được đăng tải hướng dẫn trên eMOIT, phục vụ hiệu quả việc tra cứu, tìm hiểu và thực hiện tác nghiệp theo hướng dẫn. Lợi ích của việc áp dụng ISO 9000 là giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức xác định rõ trách nhiệm quyền hạn, nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc, được phát huy tinh thần chủ động đối với công việc, tạo điều kiện chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm, được quan tâm phát triển năng lực phù hợp với vị trí công tác, v.v…
Trong thời gian sắp tới, phục vụ công tác đào tạo, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công chức, một số Bộ ngành đang có kế hoạch triển khai ứng dụng đào tạo trực tuyến. 25
Hộp III.5: Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin, Bộ Công Thương nghiên cứu triển khai đào tạo trực tuyến
Căn cứ Quyết định số 0338/QĐ-BCT ngày 21/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin có chức năng thực hiện quản lý nhà nước về TMĐT, phát triển và ứng dụng CNTT phục vụ quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin đã và đang tiến hành nghiên cứu đào tạo trực tuyến với mục tiêu ứng dụng đào tạo trực tuyến góp phần phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền đào tạo TMĐT nói riêng và đào tạo nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ ngành Công Thương nói chung. Trong kế hoạch công tác năm 2010, Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin sẽ khai trương website chính thức của Cục. Website này sẽ tích hợp ứng dụng đào tạo trực tuyến với nguồn tư liệu phong phú trong và ngoài nước.25