ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN CÁC LĨNH VỰC QUẢN LÝ

Một phần của tài liệu thương mại điện tử (Trang 89 - 92)

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2007-2010

1. Thủ tục hành chính

Thủ tục hành chính là cần thiết để vận hành nền kinh tế và nó phản ánh các giao dịch giữa người dân với cơ quan quản lý nhà nước. Một nền hành chính công hoạt động hiệu quả và minh bạch sẽ là một trong các yếu tố góp phần phát triển đất nước. Trình độ quản lý nhà nước càng cao thì thủ tục hành chính càng tinh gọn, từng quy trình càng được quy định chặt chẽ, giúp người dân thực hiện quyền công dân tốt hơn.

Hiện nay, một thủ tục hành chính có thể được quy định trong nhiều văn bản: văn bản của Quốc hội quy định tên gọi, nghị định của Chính phủ nêu trình tự, cách thức thực hiện, thông tư quy định về hồ sơ biểu mẫu và địa phương có thể cụ thể hóa bằng các văn bản khác. Điều này khiến cho người dân gặp khó khăn khi thực hiện các thủ tục hành chính.

18 Nguồn: Báo cáo của Cục Ứng dụng CNTT, Bộ Thông tin và Truyền thông về Tình hình triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước 2009-2010 tại Hội thảo quốc gia về chính phủ điện tử Việt Nam năm 2009.

2. Đề án Đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 nhà nước giai đoạn 2007-2010

Ngày 10/01/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 30/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007-2010 (Đề án 30). Mục tiêu của Đề án là đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước để bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ, đơn giản, công khai, minh bạch; tạo thuận lợi cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong tiếp cận, tham vấn và thực hiện thủ tục hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí.

Đề án 30 được triển khai trên toàn bộ hệ thống hành chính và đã huy động được sự vào cuộc của tất cả các cơ quan hành chính từ Trung ương đến địa phương, bao gồm hơn 10.000 đơn vị cấp xã, khoảng 700 đơn vị cấp huyện, 1.300 sở, ngành cấp tỉnh, 400 vụ, cục, đơn vị trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ.19

Hộp II.3: Các giai đoạn triển khai Đề án 30

Đề án 30 được triển khai qua ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ khi triển khai đến giữa năm 2009

Thực hiện thống kê thủ tục hành chính tại tất cả các cấp chính quyền.

Giai đoạn 2: Từ giữa 2009 tới giữa năm 2010

Thực hiện rà soát thủ tục hành chính theo các tiêu chí về tính hợp pháp, sự cần thiết và tính hợp lý của thủ tục hành chính và các văn bản, các quy định có liên quan; rà soát các kiến nghị về đơn giản hóa thủ tục hành chính.

Giai đoạn 3: Triển khai trong năm 2010

Thực thi các phương án về đơn giản hóa thủ tục hành chính và công bố công khai cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính trên Internet để phục vụ nhân dân.

Nguồn:http://www.thutuchanhchinh.vn/index.php/introduction?id=4.

Đề án 30 là một bước đột phá trong cải cách hành chính từ trước đến nay. Đề án áp dụng phương pháp tiếp cận tổng thể, từ trên xuống như sau:

- Thống kê tất cả các thủ tục hành chính.

- Rà soát thủ tục hành chính thông qua tham khảo ý kiến các bên liên quan và rà soát độc lập của Tổ công tác chuyên trách.

- Bãi bỏ hoặc đơn giản hóa những thủ tục hành chính không đạt yêu cầu sau khi đã rà soát. - Tạo lập cơ cở dữ liệu điện tử về tất cả các thủ tục hành chính hiện có. Cơ sở dữ liệu này sẽ

trở thành một nguồn thông tin đầy đủ về tất cả các thủ tục hành chính, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Quá trình triển khai Đề án 30 đã thể hiện quyết tâm rất cao của Chính phủ và các cấp chính quyền trong công cuộc cải cách thủ tục hành chính. Tất cả các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực thống kê, rà soát các thủ tục hành chính đang thực hiện tại các cấp chính quyền. Đến nay, tất cả các các Bộ, ngành, địa phương đã công bố công khai những thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý và thẩm quyền giải quyết của mình, tạo điều kiện cho người dân biết, tiếp cận, giám sát, và thực hiện các thủ tục hành chính. Toàn bộ các thủ tục hành chính bao gồm các thông tin chi tiết về quy trình, thủ tục, tên cán bộ phụ trách, hồ sơ, các giấy tờ cần thiết, chuyên viên xử lý hồ sơ, thời gian xử lý trả hồ sơ... đã được hầu hết các Bộ, ngành đăng công khai trên trang thông tin điện tử của đơn vị mình.

Nhằm nâng cao hiệu quả của cải cách thủ tục hành chính, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan hành chính nhà nước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 vào các hoạt động liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính. Tiêu chuẩn này được áp dụng tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Đề án 30 sẽ lập danh mục các thủ tục hành chính phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng TCVN ISO 9001:2008. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đối với toàn bộ hoạt động liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền quản lý của đơn vị mình. Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm xây dựng mô hình khung về hệ thống quản lý chất lượng cho từng loại hình cơ quan hành chính tại địa phương. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan chuyên môn trực thuộc có trách nhiệm xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo mô hình khung do Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và công bố.

3. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính

Ngày 26/10/2009, Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính của Việt Nam đã chính thức ra mắt trên mạng Internet tại địa chỉ http://csdl.thutuchanhchinh.vn. Sự kiện này đánh dấu sự tuân thủ Quyết định số 1699/QĐ-TTg về thiết lập Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ hành chính được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 20/10/2009. Lần đầu tiên, Việt Nam đã tập hợp, xây dựng được bộ Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính áp dụng tại bốn cấp chính quyền với hơn 5.700 thủ tục hành chính, trên 9.000 văn bản quy định và trên 100.000 biểu mẫu thống kê thủ tục hành chính.20 Mục tiêu của Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính là cung cấp một địa chỉ duy nhất để người dân và doanh nghiệp có thể tra cứu, tìm hiểu về mọi thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các Bộ, ngành và các cơ quan chức năng thuộc các địa phương trên cả nước. Với kết quả này, người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội đã có một công cụ thông tin quan trọng, hữu ích, minh bạch để tiếp cận với nền hành chính quốc gia, giảm thiểu thời gian và chi phí trong các hoạt động kinh doanh và đời sống hàng ngày.

Việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính là một thành công lớn. Tuy nhiên, việc làm có ý nghĩa sâu sắc hơn là rà soát các thủ tục hành chính hiện có nhằm phát hiện những thủ tục không cần thiết, không hợp lý và không hợp pháp để tiến hành loại bỏ, đơn giản hóa theo hướng dễ hiểu, dễ thực hiện, giảm chi phí và rủi ro cho người dân và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu thương mại điện tử (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(199 trang)