Lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu:

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán để hoàn thiện phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Cơ khí Z79.docx (Trang 91 - 93)

II. Một số đề xuất hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu

3.Lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu:

Đây là công việc cần thiết đối với các doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể bù đắp các khoản thiệt hại có thể xảy ra do vật tư tồn kho bị giảm giá, trong năm kế hoạch, bảo toàn được nguồn vốn kinh doanh.

Dự phòng là khoản dự tính trước để đưa vào chi phí sản xuất kinh doanh phần giá trị bị giảm xuống thấp hơn giá trị đã ghi sổ kế toán của hàng tồn kho. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư, sản phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm giá đồng thời cũng để phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán.

Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiét cho việc bán chúng. Tuy nhiên xí nghiệp có thể chỉ cần lập dự phòng đối với những nguyên vật liệu chính giá cả thường xuyên biến động, có ảnh hưởng lớn tới xí nghiệp. * Phương pháp trích lập như sau:

+ Nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu, vật liệu và công cụ, dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.

+ Dự phòng giảm giá NVL được lập vào cuối kỳ kế toán năm khi lập báo cáo tài chính.

+ Việc lập dự phòng phải tính theo từng thứ vật tư, hàng hóa, sản phẩm tồn kho.

+ Cuối niên độ kế toán, căn cứ vào số lượng, giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện được của từng thứ vật tư xác định khoản dự phòng phải lập cho niên độ kế toán tiếp theo.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng giá vốn hàng bán.

- Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm giá vốn hàng bán.

+ Kế toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho sử dụng TK 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” sử dụng để điều chỉnh giá gốc hàng tồn kho của các TK hàng tồn kho.

Phương pháp hạch toán:

Cuối kỳ kế toán năm, khi lập dự phòng giảm giá NVL lần đầu tiên, ghi: Nợ TK 632

Có TK 159 Vào cuối niên độ khi xác định được:

(1) Nếu số cần lập dự phòng > số dự phòng hiện có vào cuối niên độ, kế toán lập dự phòng bổ sung tính vào giá vốn NVL

Nợ TK 632

Có TK 159

(2) Nếu số cần lập dự phòng < số dự phòng hiện có vào cuối niên độ, kế toán phải hoàn nhập khoản chênh lệch thừa để ghi giảm giá vốn hàng bán.

Nợ TK 159

Có TK 632

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán để hoàn thiện phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Cơ khí Z79.docx (Trang 91 - 93)