Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán để hoàn thiện phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Cơ khí Z79.docx (Trang 43 - 45)

1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán

Do đặc điểm tổ chức kinh doanh và quản lý gọn nhẹ, tập trung nên sử dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung. Phòng kế toán của xí nghiệp thực hiện mọi công tác kế toán, từ việc thu nhận, xử lý chứng từ, luân chuyển ghi chép, tổng hợp, lập báo cáo tài chính, hướng dẫn kiểm tra kế toán toàn xí nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung giúp cho lãnh đạo nắm bắt kịp thời toàn bộ thông tin về hoạt động kinh tế và chỉ đạo sát sao, kịp thời các hoạt động toàn xí nghiệp.

2. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại xí nghiệp

Để phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của xí nghiệp, xí nghiệp áp dụng hình thức kế toán “ Nhật ký chứng từ ”. Các nghiệp vụ hạch toán kế toán như phản ánh, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán đều được tổ chức thực hiện tại phòng kế toán của xí nghiệp.

3. Hình thức tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp

Tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp được thể hiện trong sơ đồ:

Sơ đồ 9: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế toán tính giá thành và tiền lương Kế toán bán hàng, công nợ, lãi lỗ. Kế toán TSCĐ và XDCB Kế toán NVL kiêm thủ quỹ

* Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán:

- Kế toán trưởng: Có chức năng giám đốc, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê thông tin kinh tế và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế của xí nghiệp theo đúng chế độ kế toán, đảm bảo sự thống nhất về mặt kế toán, lập báo cáo nhanh về các nội dung kế toán cụ thể để trình cơ quan quản lý cấp trên khi cần thiết.

- Bộ phận kế toán bán hàng : Chịu trách nhiệm theo dõi tình hình mua hàng, nhập kho, bán hàng, hàng tồn kho và tính trị giá vốn hàng bán.

- Bộ phận kế toán TSCĐ : Có trách nhiệm trích khấu hao TSCĐ cho từng đối tượng chịu chi phí và tiến hành tập hợp toàn bộ các chi phí phát sinh trong toàn xí nghiệp bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kế toán NVL: theo dõi tình hình nhập, xuất NVL trên các mặt số lượng, chất lượng, chủng loại, giá trị. tính toán và phân bổ chính xác, kịp thời trị giá vật liệu xuất dùngcho các đối tượng khác nhau, kiểm tra việc thực hiện định mức tiêu hao NVL.

Kế toán tính giá thành: quản lý chặt chẽ chi phí sản xuất làm căn cứ để tính giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu quả sản xuất, tổ chức theo dõi chi tiết

4. Trình tự ghi sổ của hình thức kế toán Nhật ký chứng từ tại xí nghiệp

NKCT số 1, số 2, số 5, số 10 Các chứng từ gốc

Một phần của tài liệu Vận dụng chuẩn mực kế toán để hoàn thiện phương pháp kế toán nguyên vật liệu tại Xí nghiệp Cơ khí Z79.docx (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w