Đối tượng của cổ phần hoá

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing.docx (Trang 26 - 27)

Đối tượng CPH còn hạn chế chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới, đẩy mạnh công tác CPH

Đối tượng mua cổ phần hạn hẹp là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp sau CPH không có sự thay đổi đáng kể trong phương thức quản lý, quản trị doanh nghiệp trong thời gian dài, CPH lần đầu chủ yếu do Nhà nước nắm giữ, chi phối, tiếp đến là bán cho người lao động, nhà đầu tư…quyền mua cổ phần của người quản lý trong doanh nghiệp. Nhà đầu tư có tiềm năng (bao gồm nhà đầu tư trong và ngoài nước) rất hạn chế, nhiều trường hợp CPH doanh nghiệp hoàn toàn do Nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp nắm giữ hết.

Nghị định 187 cho phép nhà đầu tư chiến lược trong nước được mua tối đa 20% số cổ phần ưu đãi. Như vậy vẫn còn sự phân biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhà đầu tư chiến lược trong nước cũng có thể mua được lượng cổ phần đủ lớn để tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp.

Tuy nhiên ta thấy rằng tại điểm C khoản 3 điều 6 NĐ 109/CP ngày 26/6/2007 Chính phủ đã quy định “nhà đầu tư chiến lược được mua cổ phần theo giá không thấp hơn giá thành công bình quân” quy định này chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược ở chỗ là họ không phải mua giá cao nhất nhưng cũng chẳng được mua giá thấp nhất.

Ví dụ đối với CPH của Vinatex khi “chào bán” theo NĐ 109/CP đã có những hạn chế: thứ nhất, so sánh ứng xử đối với nhà đầu tư chiến lược giữa hai văn bản hướng dẫn thực hiện cổ phần hoá, có tính pháp lý khá cao trong

khoảng thời gian liền kề. Thứ hai, trong thời gian tới, Vinatex thực hiện IPO và rất cần đến sự có mặt của các nhà đầu tư chiến lược tên tuổi thì vô hình chung những nhà đầu tư này lại đứng ngoài cuộc chơi. Thứ ba, ngay cả khi thực hiện theo NĐ109/CP thì bản chất cuộc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược cũng không hoàn toàn phản ánh được mức giá thị trường vì nhà đầu tư chiến lược dù qui mô lớn đến đâu vẫn chỉ là một nhà đầu tư và đương nhiên mức giá sẽ không khách quan và thị trường như đấu giá rộng rãi ra công chúng.

Tóm lại, chúng ta chưa thực sự lôi cuốn được các nhà đầu tư chiến lược và chưa hấp dẫn được các cổ đông. Có thể nói là chúng ta mới bước đầu đạt được mục đích đa sở hữu mà chưa đạt được mục đích đa ngành nghề, đa quốc gia trong doanh nghiệp TMNN nói riêng, DNNN nói chung. Phải chăng bộ máy lãnh đạo công ty cơ bản chuyển từ DNNN sang. Do đó khó có bước đột phá về chiến lược kinh doanh, về tư duy chiến lược kinh doanh và quản trị doanh nghiệp? Vấn đề đặt ra ở đây là cán bộ và công tác cán bộ của chúng ta chưa ngang tầm tại thời điểm vào tháng 4 – 2006 hơn 10% doanh nghiệp cổ phần đang trong tình trạng này.

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing.docx (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w