Kiến nghị thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing.docx (Trang 41 - 44)

3. 1 Một số định hướng về cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN

3.3 Kiến nghị thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN

Qua phân tích những điều trên chúng ta có thể thấy rằng, để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN một mặt cần sửa đổi bộ máy cơ chế, chính sách để tháo gỡ những vấn đề tồn tại sau CPH cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có những biên pháp quyết liệt hơn.

Thứ nhất, sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách. Mở rộng đối tượng và điều kiện cổ phần hoá bao gồm cả những công ty nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, các công ty nhà nước độc lập là những công ty mẹ được tổ chức và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con không thuộc diện nhà nước nắm giữ 100% vốn.

Thứ hai, điều chỉnh các quy định về xác định giá trị quyền sử dụng đất tính vào giá trị doanh nghiệp CPH. Theo như qui định tại NĐ số 17/2006/NĐ-CB ngày 27/1/2006 của chính phủ yêu cầu các doanh nghiệp chủ động triển khai xác định giá trị quyền sử dụng đất ngay khi kiểm kê, phân loại tài sản, để nâng cao trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, doanh nghiệp và đảm bảo tiến độ CPH.

Thứ ba, quy định rõ về nhà đầu tư chiến lược đồng thời xoá bỏ quyền mua ưu đãi giảm giá đối với nhà đầu tư chiến lược trong nước để tạo sự bình đẳng giữa các nhà đầu tư; nâng tỷ lệ cổ phần đấu giá công khai lên mức không thấp

hơn 30% vốn điều lệ, trong đo dành một tỷ lệ cổ phần để bán đấu giá cho nhà đầu tư chiến lược.

Thứ tư, mở rộng các hình thức bán cổ phần lần đầu thông qua đấu giá hoặc áp dụng các hình thức khác nhau như thoả thuận qua bảo lãnh phát hành và đại lý phát hành.

Thứ năm, bổ sung quy định về thu và sử dụng nguồn thu từ CPH một cách cụ thể hơn. Đặc biệt là trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn và cho phép sử dụng nguồn để hỗ trợ các doanh nghiệp sắp xếp, giải quyết lao động dôi dư theo tinh thần NĐ số 06/2006/NĐ-CP ngày 04/05/2006 của Chính phủ.

Thứ sáu, nhanh chóng cái thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp thương mại nhà nước, xoá bỏ sự phân biệt giữa doanh nghiệp trước CPH và sau CPH. Đặc biệt là trong các chính sách hỗ trợ vay vốn, thực hiện cải tiến chế độ về điều kiện vay vốn, linh hoạt và không phân biệt đối xử trong chính sách lãi suất giữa doanh nghiệp TMNN và doanh nghiệp thương mại ngoài quốc doanh.

Thứ bảy, cần hỗ trợ các doanh nghiệp TMNN thực hiện đổi mới quá trình tiếp nhận thông tin và chuyển giao công nghệ hiện đại, hướng dẫn cải tiến kỹ thuật truyền thống, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực để có thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ

Cuối cùng, cần mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm thông tin, trung tâm xúc tiến thương mại trong việc cung cấp thông tin cho doanh nghiệp TMNN về các lĩnh vực sản phẩm, thị trường, xu hướng tiêu dùng.

Kết luận

Các doanh nghiệp thương mại nhà nước có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của Việt Nam, việc cổ phần hoá sẽ giúp cho các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, nâng cao năng lực cạnh tranh đặc biệt trong giai đoạn Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới - WTO

Thực tế cho chúng ta thấy quá trình thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp TMNN đã đạt được nhiều những thành công to lớn, nhưng bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế tập trung chủ yếu ở hoạt động và khả năng phát triển của các doanh nghiệp sau cổ phần hoá. Các doanh nghiệp TMNN sau khi cổ phần hoá chưa thể hoạt động hiệu quả khi nhà nước vẫn tiếp tục là cổ đông chi phối và khống chế các cổ đông khác, quản trị điều hành bởi nhân lực cũ, quản lý và hoạt động theo tư duy cũ. Các doanh nghiệp TMNN sau khi cổ phần cũng không thể đạt tới mục tiêu năng suất, chất lượng và hiệu quả khi tiềm lực tài chính còn hạn hẹp và khả năng tiếp cận nguồn vốn hạn chế. Vì vậy cần phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại sau cổ phần hoá, từ đó rút ra kinh nghiệm và thúc đẩy quá trình cổ phần hoá nhanh hơn đối với các doanh nghiệp TMNN.

PHỤ LỤC

Bảng 1 - Tỷ suất doanh thu trên vốn kinh doanh

Đơn vị tính: % S T T Ngành trước CPH 2004 2005 2006 Giá trị % so với T.CPH Giá trị % so với T.CPH Giá trị % so với T.CPH I Công nghiệp 1 C.ty CP bao bì Bỉm sơn(BPC) 125,74 157,18 125,01 175,80 139,81 166,42 132,36 2 C.ty CP nhựa Bình Minh 143,86 139,63 97,06 157,04 109,16 120,42 83,70

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing.docx (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w