Giải pháp khắc phục các tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing.docx (Trang 36 - 41)

3. 1 Một số định hướng về cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN

3.2 Giải pháp khắc phục các tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN

hợp đồng dài hạn với các hộ nông dân, các hợp tác xã cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm tạo mối liên kết ổn định lâu dài với nông dân.

3.2 - Giải pháp khắc phục các tồn tại sau cổ phần hoá các doanh nghiệp TMNN nghiệp TMNN

Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách đối với doanh nghiệp CPH

Cần phổ biến tuyên truyền cho người quản lý, người lao động, các cổ đông hay tất cả mọi người dân trong xã hội hiểu và nắm bắt đúng ý nghĩa, vai trò, lợi ích của cổ phần hoá. Khi họ hiểu được quyền lợi và trách nhiệm của mình thì họ mới thực sự cố gắng góp sức nâng cao hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp.

Để có thể thực hiện công tác phổ biến và tuyên truyền tốt thì chúng ta phải làm rõ một số vấn đề. Trước hết, CPH TMNN không làm ảnh hưởng hay làm giảm vai trò của kinh tế nhà nước. Bởi vì trong cơ cấu kinh tế thì nhà nước vẫn luôn nắm giữ các doanh nghiệp then chốt, trọng yếu, tạo nền tảng cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Hơn nữa quá trình CPH doanh nghiệp TMNN được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của nhà nước. Tiếp sau đó là cổ phần hoá không ảnh hưởng tới quyền lợi kinh tế hay

vị trí của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp nếu họ thực sự có khả năng và có đóng góp tích cực vào nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại cán bộ quản lý và người lao động còn tăng thêm thu nhập so với trước, cổ đông doanh nghiệp sẽ nhận được lợi tức cổ phần cao hơn lãi suất gửi tiết kiệm khi đầu tư vào các doanh nghiệp CPH.

Thứ hai, cần tiến hành sửa đổi bổ sung các thể chế chính sách pháp luật đối với các doanh nghiệp sau CPH.

Xoá bỏ tình trạng bán cổ phần nội bộ trong doanh nghiệp, nên mở rộng đối tượng mua cổ phiếu: hiện nay có nhiều doanh nghiệp thương mại CPH chỉ bán ngầm cổ phần trong nội bộ doanh nghiệp không muốn công bố thông tin về bán cổ phần cho các cá nhân và tổ chức bên ngoài biết. Còn có những doanh nghiệp khi cần huy động vốn thì mặc dù lao động không có tiền để mua cổ phiếu nhưng doanh nghiệp không chịu bán cổ phiếu ra bên ngoài. Điều này không những không làm giảm khả năng huy động vốn mà còn không đúng mục tiêu của cổ phần hoá là đa dạng hoá sở hữu. Nếu tăng CPH ưu đãi bán cho người lao động, với các loại hình doanh nghiệp và ngành nghế sản xuất kinh doanh mà nhà nước không cần nắm giữ cổ phần chi phối thì phương án cổ phần hoá lần đầu cũng không nên đặt mức quy định nhà nước phải nắm giữ từ 51% cổ phần trở lên. Còn đối với các loại hình doanh nghiệp mà ngành nghề sản xuất kinh doanh xét thấy nhà nước cần thiết phải nắm giữ cổ phần chi phối thì nên có mức qui định giới hạn, nhà nước nắm giữ tối đa 60% hay 65% vốn điều lệ; nhà nước cũng cần ban hành qui chế thống nhất về cổ phần hoá cho nhà đầu tư nước ngoài, tránh tình trạng thiếu tính nhất quán trong các văn bản như hiện nay.

Đẩy mạnh đổi mới cơ chế chính sách đối với các doanh nghiệp mà nhà nước còn nắm giữ 100% vốn điều lệ nhằm hạn chế các doanh nghiệp còn dựa dẫm vào nhà nước, tạo ra bình đẳng trong hoạt động kinh doanh trước và sau CPH.

Hoàn hiện cơ chế quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp CPH: xác định rõ vai trò chức năng hay nhiệm vụ của người đại diện vốn nhà nước. Theo như qui định hiện hành thì vai trò và vị trí của người đại diện phần vốn cho nhà nước có tác động ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì còn có nhiều vấn đề dẫn đến mà đại diện cho phần vốn nhà nước thực hiện chưa tốt phần việc của mình. Nên bỏ qui định nhà nước năm cổ phần ở mức thấp nhất tại các doanh nghiệpCPH, chỉ xác định cổ phần chi phối của nhà nước. Khi nhà nước nắm từ 51% cổ phần trở lên, bãi bỏ qui định về CPH chi phối của nhà nước ở mức gấp đôi cổ đông lớn nhất.

Bổ sung chính sách đối với người lao động nghèo, hạn chế phân hoá giàu nghèo trong cổ phần hoá và đảm bảo vai trò giám sát của nhà nước

Giải quyết chính đáng vấn đề lao động dôi dư sau CPH: như quy định hiện nay về việc không được chấn chỉnh hợp đồng lao động với người lao động sau khi doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá trong năm đầu tiên gây kho khăn cho các nhà đâu tư. Nên chấm dứt hợp đồng đối với những lao động không đáp ứng được yêu cầu công việc sau khi doanh nghiệp cổ CPH để giúp công ty hoạt động được hiệu quả hơn, đây là một đòi hỏi tất yếu phải thực hiện. Nhà nước cần sửa đổi điều chỉnh cơ chế giải quyết chính sách thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp sau CPH, nên tăng mức trợ cấp mất việc cho người lao động, nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động để khi họ mất việc thì họ cũng có một nguồn thu nhập tạm thời đáp ứng nhu cầu tối thiểu nhất trước khi họ đi tìm việc khác.

Thứ ba, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp thương mại cổ phần.

Tạo lập một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng và thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động là yêu cầu cần thiết và bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn được hoạt động trong môi trường như vậy. Môi trường này sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động được ổn định, thuận lợi, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong nước và các doanh nghiệp trên thế giới. Điều

này càng quan trọng,cần thiết hơn khi Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế quốc tế.

Để tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi có thể dựa trên những giải pháp sau:

- Cần xây dựng nhanh chóng bộ máy doanh nghiệp là một chính sách chuyên nghiệp. Phải coi doanh nghiệp và những thông lệ luật lệ thương mại thế giới là những đối tượng để từ đó xây dựng những văn bản pháp quy. Bên cạnh đó cần nhanh chóng hình thành phát triển và hoàn thiện các loại thị trường, trong đó chú trọng những thị trường cơ bản và những thị trường sơ khai, giúp cho doanh nghiệp TMNN phát triển hoạt động có hiệu quả.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của công chức đối với doanh nghiệp CPH. Không phải doanh nghiệp TMNN mới là những doanh nghiệp thực sự làm ăn đúng đắn, còn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh không làm ăn đúng đắn, gian lận, trốn thuế, ít đóng góp cho nền kinh tế, cho xã hội. Các cán bộ công chức cần phải có nhận thức không lệch lạc về vấn đề cổ phần hoá, CPH còn giúp nhà nước loại bớt những doanh nghiệp TMNN làm ăn không có hiệu quả.

- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và bồi dưỡng các kiến thức cho người lao động.

Đội ngũ lao động có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp TMNN nói riêng, họ chính là thành phần quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy chúng ta nên quan tâm đến họ nhiều hơn. Đặc biệt sau CPH nên nâng cao chất lượng tay nghề, phẩm chất cho người lao động; cần đầu tư nâng cấp xây dựng các trung tâm đào tạo nghề chất lưọng cao phù hợp với định hướng phát triển của ngành. Tuy nhiên, nhà nước ta dành quỹ đầu tư cho vấn đề này còn rất ít.

Để đảm bảo định giá doanh nghiệp công bằng, minh bạch thì nhà nước cần hình thành khung pháp lý cho hoạt động tư vấn và bên cạnh đó cần có chính sách ưu đãi thích hợp, tạo sự bình đẳng giữa các tổ chức tư vấn. Cần thiết phải tạo cơ hội cho sự phát triển về quy mô và chất lượng của tổ chức tư vấn. Từ đó doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn tổ chức tư vấn phù hợp.

- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CPH tiếp cận được nhiều nguồn vốn viện trợ từ nước ngoài. Ngoài ra nhà nước cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp CPH tham gia các chương trình chi tiêu cộng đồng chính phủ nhằm góp phần nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp CPH, góp phần nâng cao uy tín và địa vị của các doanh nghiệp, góp phần củng cố niềm tin của các doanh nghiệp và cổ đông về chính sách ,đặc biệt là sự cam kết đối xử công bằng, không phân biệt giữa các thành phần kinh tế.

- Cần xác định mức độ nắm cổ phần chi phối của nhà nước tại các doanh nghiệp CPH.

Cho CPH hết vốn nhà nước đối với các doanh nghiệp có tỷ lệ vốn góp của nhà nước dưới 50% tổng vốn điều lệ. Vấn đề cổ phần chi phối của nhà nước đang gây cho doanh nghiệp một số khó khăn trong quản lý và điều hành do không thống nhất về quyền lợi giữa các cổ đông và sự can thiệp cảu nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần

Thứ tư, giải quyết về vấn đề lãnh đạo và quản lý

Về công tác cán bộ, cấp uỷ tổ chức đảng chủ động giới thiệu những cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, có năng lực và kinh nghiệm để bầu vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy quản lý của doanh nghiệp. Để làm tốt công tác xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, Đảng và nhà nước cần xây dựng quy đinh khung có quy hoạch, lựa chọn, dự phòng thay thế cho những vị trí khi chuyển sang cổ phần hoá; bổ nhiệm cán bộ có năng lực thực sự, có đủ phẩm chất, chuyên môn để quản lý phần vốn của nhà nước đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm cao và năng lực tham gia chủ chốt cấp uỷ. Chủ

chốt cấp uỷ được giao giữ vị trí quan trọng về đại diện phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp

Xác định rõ mối quan hệ giữa tổ chức Đảng, cấp uỷ với hội đồng quản trị, giám đốc. Cấp uỷ nên tôn trọng các quyết định của hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc; có trách nhiệm tạo điều kiện để hội đồng quản trị, tổng giám đốc thực hiện trách nhiệm, quyền hạn được giao. Khi thấy quyết định nào chưa đúng, nếu không thông nhất được thì báo cáo với cấp uỷ và cơ quan quản lý cấp trên. Ngược lại hội đồng quản trị, tổng giám đốc có trách nhiệm bảo đảm và tạo điều kiện để tổ chức Đảng hoạt động

Một phần của tài liệu Thu hút FDI vào Bắc Ninh- phân tích dưới góc độ Marketing.docx (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w