Phương hướng nhiệm vụ.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới" ppt (Trang 53 - 54)

Bảng số (8): Phân bố lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1996 Nay.

3.2.1 Phương hướng nhiệm vụ.

Xuất khẩu lao động là nhiệm vụ Kinh tế, Chính trị có ý nghĩa chiến lược, là nhu cầu khách quan của nền kinh tế nước ta và xu thế toàn cầu hoá đồng thời, cũng là vấn đề bức xúc trước mắt về lao động và việc làm.

Để có thể mở rộng xuất khẩu lao động với quy mô lớn, có chất lượng và hiệu quả cao trong những năm tới, công tác xuất khẩu lao động cần phải quán triệt và tổ chức thực hiện theo những định hướng sau:

3.2.1.1 Đầu tư mạnh cho xuất khẩu lao động trên các lĩnh vực.

- Phát triển thị trường.

- Đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia có kiến thức, trình độ tay nghề, ngoại ngữ.

- Bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.

3.2.1.2 Thực hiện đa dạng hoá.

- Đa dạng hoá về thị trường xuất khẩu lao động.

- Đa dạng hoá về cơ cấu ngành nghề xuât khẩu.

- Đa dạng hoá các hình thức và thành phần tham gia xuất khẩu lao động: Cung ứng lao động, hợp tác liên doanh, nhận thầu công trình, cho phép một số doanh tư nhân có đủ khả năng tham gia thực hiện xuất khẩu lao động.

3.2.1.3 Hoàn thiện thủ tục hành chính.

- Cải cách, hoàn thiện triệt để, tạo mọi điều kịên tốt nhất cho người lao động và doanh nghiệp, để giảm bớt những khó khăn về thời gian và tiền bạc của người lao động khi tham gia xuất khẩu.

3.2.1.4 Chất lượng nguồn lao động xuất khẩu.

- Khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp, người lao động, Bộ, Ngành, Địa phương, Đơn vị… tổ chức đào tạo nâng cao chất lượng nguồn lao động xuất khẩu về tay nghề, ngoại ngữ, pháp luật…

3.2.1.5 Về mức phí xuất khẩu lao động.

- Tiếp tục sửa đổi đối với các chi phí đóng góp của người lao động trước khi đi và có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ tối đa cho những lao động thuộc diện đặc biệt: gia đình chính sách, người nghèo… nhằm làm giảm tối thiểu chi phí ban đầu và thu hút tối đa lực lượng lao động cho xuất khẩu trong nhân dân, đặc biệt là lao động ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

3.2.2 Mục tiêu.

- Phấn đấu tăng quy mô xuất khẩu lao động từ năm 2010 trở đi luôn có khoảng 1 triệu lao động và chuyên gia có mặt và làm việc thường xuyên ở nước ngoài thay vì khoảng gần 40 vạn lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia như hiện nay.

- Đến năm 2005 phấn đấu có khoảng từ 40 – 50 vạn lao động có mặt và làm việc ở nước ngoài.

- Trước mắt dự kiến trong năm 2003 phấn đấu xuất khẩu 5 vạn lao động và sẽ gia tăng dần về số lượng lao động đưa đi trong những năm sau lên 100.000 người/năm, để từ sau năm 2005, mỗi năm ta có thể đưa đi được từ 150.000 – 200.000 lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới" ppt (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)