Bảng số (5): Phân bố lao động Việt Nam tại các quốc gia từ 1991 1995.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới" ppt (Trang 30 - 35)

Đơn vị tính: (Người).

Trong đó Quốc gia tiếp nhận

lao động Việt Nam

Tổng số Lao động tiếp nhận Nữ Tỷ lệ (%) Nữ Lao động có nghề Tỷ lệ (%) lao động có nghề Hàn Quốc 11.512 2.603 22,61 5872 51,00 Libya 6.183 0 0 3287 53,16 Lào 2.966 166 5,59 2370 79,90 Nhật Bản 1.499 145 9,67 97 6,47 LB Nga 750 0 0 525 70,00 CH Séc 433 212 48,96 345 79,67 Ăngôla 157 57 36,30 157 100 Singapore 163 23 14,11 125 76,68 Li Băng 123 116 94,30 79 64,22 Đài Loan 124 0 0 75 60,48 Malaysia 70 58 82,85 43 61,42 Ba Lan 41 7 17,07 21 51,21

30

Các nước khác 1.051 0 0 456 43,38

Tổng 25.072 3.387 13,51 13452 53,65

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

Có thể nói, mật độ phân bố của lao động Việt Nam ta trên các thị trường là khá đa dạng. Trong đó bao gồm cả những nước trước kia vốn dĩ là thị trường truyền thống của ta và lao động Việt Nam bước đầu đã tiếp cận được với các thị trường mới trong khu vực cũng như trên thế giới.

Số liệu cũng cho thấy lao động của ta chủ yếu tập trung ở một số các thị trường mới(1) như: Hàn Quốc 11.512 lao động, Libya 6.183 lao động, Lào 2.966 và Nhật Bản là 1.499 lao động. Trong các thị trường còn lại, riêng hai thị trường Đài Loan và Malaysia tuy số lượng lao động tiếp nhận chưa nhiều song cũng cho thấy đây là hai thị trường rất có triển vọng đối với lao động Việt Nam.

Cũng giống như thời kỳ đầu, độ tuổi lao động xuất khẩu Việt Nam đã đưa đi trong thời kỳ này, vẫn chủ yếu nằm trong độ tuổi khoảng từ 18 – 40.

Về cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia trên, được phản ánh trong bảng số (6) dưới đây:

Biểu bảng (6): Cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia từ

1991 - 1995 theo các nhóm ngành chính.

Đơn vị tính: (Người).

Quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam Ngành nghề Tổng Lào Hàn Quốc Li bya Nhật Bản LB Nga CH Séc Singa pore Ăn gôla Đài Loan Li Băng Malay sia Ba Lan Các NK Công nghiệp 12831 450 9678 0 1225 327 256 38 0 75 20 43 41 678 (1) Từ 1000 lao động trở lên.

CN nặng 1991 150 572 0 850 125 76 15 0 20 7 13 17 146 CN nhẹ 10840 300 9106 0 375 202 180 23 0 55 13 30 24 532 Xây dựng 8918 1125 1200 6183 150 100 120 0 0 25 0 15 0 0 Dịch vụ 197 0 0 0 0 45 0 85 0 0 35 0 0 32 Nông nghiệp 170 0 0 0 0 0 0 0 125 0 45 0 0 0 Lâm nghiệp 1275 1275 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Các ngành khác 1681 116 634 0 124 278 57 40 32 24 23 12 0 341 Tổng 25072 2966 11512 6183 1499 750 433 163 157 124 123 70 41 1051

Nguồn: Cục Quản lý Lao động với nước ngoài – Bộ Lao động TB&XH.

Qua số liệu thống kê về cơ cấu ngành nghề của lao động Việt Nam tại các quốc gia thời kỳ 1991 – 1995 trên đây cho thấy:

Nhìn chung, phần lớn cơ cấu ngành nghề chưa đa dạng hơn so với thời kỳ đầu từ 1980 – 1990. Lao động Việt Nam vẫn chủ yếu tập chung làm việc trong các lĩnh vực: Công nghiệp(1) 1.2831 lao động, Xây dựng 8.918 lao động, Lâm nghiệp 1.275 lao động. Lao động làm việc trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, Dịch vụ và các ngành khác là không đáng kể. Trong đó số lao động có nghề chiếm tỷ lệ khoảng 53,65%, chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực như Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Xây dựng và Công nghiệp. Số còn lại là lao động không nghề, chiếm 46,35% chủ yếu làm việc trong các lĩnh vực(1), phần công việc ít đòi hỏi trình độ tay nghề cao. Các quốc gia có số lượng lao động tập trung lớn là: Hàn Quốc 11.512 lao động, tiếp đến là Libya 6.183 lao động, Lào 2.966 lao động…

2.2.3 Thời kỳ 1996 đến nay.

2.2.3.1 Chủ trương và mục tiêu.

Bắt tay vào thời kỳ mới có tính quan trọng, vai trò của xuất khẩu lao động lại càng được coi trọng và tiếp tục được khảng định trong các Văn kiện Đại hội Đảng, các Nghị

(1)

32 định, Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng và Nhà nước. Thể hiện chủ trương, mục tiêu chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn phát triển mới của xuất khẩu lao động.

Chủ trương.

- Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nhấn mạnh chủ trương đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Nghị quyết TW 4 khoá VIII cũng chỉ rõ; mở rộng xuất khẩu lao động trên thị trường đã có và trên thị trường mới. Cho phép các thành phần kinh tế trong nước tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ xuất khẩu lao động trong khuôn khổ pháp luật, dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, đồng thời kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động trái với những quy định của nhà nước.

- Ngày 20/9/1999 Chính phủ ra Nghị định số 152/NĐ - CP(2) về việc khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp, các tổ chức Việt Nam trong nước và ngoài nước thông qua các hoạt động của mình, tham gia tìm kiếm, khai thác việc làm ở ngoài nước để mở rộng xuất khẩu lao động.

- Ngày 22/9/1998 Bộ Chính trị cũng đã ban hành chỉ thị số 41/CT – TW(3) về xuất khẩu lao động. Chỉ thị đã khảng định: xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế – xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước… cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chủ yếu thì xuất khẩu lao động là một chiến lược quan trọng lâu dài, góp phần xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.

- Tại hội nghị về xuất khẩu lao động tháng 6/2000 được tổ chức tại Hà Nội, do Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải chủ trì, một lần nữa quan điểm của Đảng và Nhà nước lại tiếp tục được khảng định và nhấn mạnh: xuất khẩu lao động đối với chúng ta là một vấn đề quan trọng, có ý nghĩa chiến lược. Do đó, phải coi xuất khẩu lao động là một vấn đề quan trọng lâu dài của đất nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(1)

Bao gồm cả các lĩnh vực như Công nghiệp, Xây dựng, Lâm nghiệp, Dịch vụ... (2)

Xem phụ lục số (3). (3)

Như vậy, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xuất khẩu lao động là hoàn toàn rõ ràng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước và cũng là phù hợp với xu hướng chung của hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm hướng tới mục tiêu kinh tế là phát huy mọi tiềm năng lao động và chất xám, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống của người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.

Mục tiêu.

Đưa xuất khẩu lao động trở thành một lĩnh vực kinh tế xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và đặc biệt là xây dựng đội ngũ lao động cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá đất nước.

2.2.3.2 Kết quả xuất khẩu lao động.

Thực hiện cơ chế đổi mới xuất khẩu lao động trong hơn 10 năm qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam đã đạt được một số thành tích đáng kể. Lao động Việt Nam đã có mặt ở hầu hết các thị trường như Đông Bắc á, Đông Nam á, Trung Đông, Châu Phi, một số đảo thuộc Nam Thái Bình Dương và một số khu vực trên biển. Số lượng lao động đưa đi hàng năm tăng đều, từ 1996 đến tháng 10 năm 2003 xuất khẩu lao động Việt Nam đã đưa đi được tổng cộng 245.034 lao động, trong đó có 52.583 lao động Nữ, chiếm 21,46% trong tổng số lao động xuất khẩu và 129.184 lao động có tay nghề, đạt tỷ lệ 52,72% trong tổng số 245.034 lao động xuất khẩu trong cả thời kỳ.

Tiến độ xuất khẩu được thể hiện cụ thể qua kết quả xuất khẩu lao động hàng năm trong bảng số (7) dưới đây.

34

Một phần của tài liệu Đề tài: "Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xuất khẩu lao động Việt Nam trong những năm tới" ppt (Trang 30 - 35)