- Về mặt bằng kinh doanh.
Chương 4 Các kết luận và giải pháp nhằm làm tăng doanh thu của Tổng công ty Thương mại Hà Nội.
4.2.2. Các giải pháp nhằm làm tăng doanh thu của TCT.
4.2.2.1. Giải pháp về mặt bằng kinh doanh.
Trong phần 3.3 ta thấy rằng: Các địa điểm đặt siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng tiện ích của TCT thường ở vị trí khá đẹp, tuy nhiên những địa điểm đó đều có quy mô không lớn, không có tầng hầm để xe hoặc nơi để xe riêng biệt, khách hàng gửi, lấy xe rất bất tiện, 100% khách hàng đánh giá về cơ sở vật chất, mặt bằng kinh doanh các siêu thị Big C, Metro cao hơn so với các siêu thị của TCT.
Trong thời gian tới, bên cạnh việc tăng cường nắm bắt, tiếp cận với quy hoạch chung và quy hoạch phát triển ngành thương mại của Thành phố Hà Nội, để định hướng đầu tư, TCT nên khẩn trương triển khai xác định vị trí, xin đất để lập dự án xây dựng hệ thống bán lẻ thích hợp tại các khu đô thị tập trung đông dân cư. Hợp tác phát triển các hệ thống phân phối theo nhiều hình thức linh hoạt, đặc biệt quan tâm tới việc liên kết với các doanh nghiệp địa phương nhằm khai thác triệt để cơ sở vật chất và mạng lưới sẵn có của địa phương. Phối hợp với Ban chỉ đạo chương trình phát triển chợ, các huyện, thành phố triển khai thực hiện quy hoạch phát triển chợ, TTTM, siêu thị. Phát triển các cửa hàng tiện ích Hapro Mart, cửa hàng mang thương hiệu Bốn Mùa, Thủy Tạ, các cơ sở giết mổ gia súc gia cầm sạch, đảm bảo văn minh thương mại. TCT cũng nên tập trung nguồn lực để phát triển hệ thống bán lẻ theo hướng đầu tư chiều sâu, tập trung chuyên môn hoá, tạo sự khác biệt nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh.
4.2.2.2 Chính sách về vốn.
Nguồn vốn của TCT là vốn nhà nước, tuy nhiên với tình hình hiện nay TCT cũng cần có những chính sách vốn hiệu quả. Kinh doanh siêu thị đòi hỏi một hệ thống hậu cần chuyên nghiệp từ nhập hàng cho đến các khâu chứa hàng, dự trữ và bảo quản. Một ví dụ cụ thể là để làm tốt về hậu cần, hệ thống siêu thị Metro đã phải đầu tư 20 - 25 triệu EUR để trang bị hệ thống cung ứng hàng. Theo đó, Metro
cũng đã chi tới 800.000 EUR cho công tác huấn luyện liên quan đến nghiệp vụ mua, trưng bày, bán hàng và cách bảo quản. Tính chuyên nghiệp cũng đòi hỏi rất cao trong kênh phân phối hiện đại. Tại thời điểm tiến hành điều tra cá nhân em nhận thấy: Hệ thống siêu thị cửa hàng chuyên doanh và cửa hàng tiện ích của TCT phân phối với không đồng đều và có phần bất hợp lý trên địa bàn Hà Nội, hầu hết các siêu thị có kho dự trữ hàng nhỏ, quy mô không lớn, không hiện đại, việc cập nhật tình hình hàng hoá có những bất cập… TCT cần xác định một cách chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho đầu tư xây dựng hệ thống phân phối, hoạt động kinh doanh… từ đó có biện pháp huy động vốn nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời, tạo cho công ty một cơ cấu vốn linh hoạt tránh tình trạng gây thừa, lãng phí vốn hoặc thiếu vốn sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động kinh doanh của công ty.
4.2.2.3 Hoàn thiện chính sách mặt hàng kinh doanh
Hàng hoá không cập nhật thường xuyên ( các hãng tới kiểm tra, nếu thiếu hàng sẽ bổ xung hoặc siêu thị thấy mặt hàng còn ít sẽ gọi đặt hàng, công việc này không thường xuyên và thường làm sau ngày nên có thể dẫn tới thiếu hụt cục bộ).
Đa số khách hàng mua hàng hoá vì địa điểm gần và những mặt hàng cần ngay nhưng lại chọn Metro để mua hàng hoá với số lượng lớn do giá cạnh tranh hơn, mặt hàng phong phú; chọn Big C vì sự phong phú, đa dạng và tiện lợi hơn các siêu thị của Hapro… là những kết luận của việc phân tích các dữ liệu sơ cấp. Điều này cho thấy chính sách mặt hàng kinh doanh của TCT còn tồn tại những hạn chế.
TCT cần có một chính sách giá phù hợp, một tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá nhất định và hệ thống các mặt hàng kinh doanh hợp lý nhằm cạnh tranh với các cửa hàng tạp hoá nhỏ lẻ và các đại siêu thị nhằm thu hút một lượng khách hàng lớn là những người tiêu dùng có thu nhập vừa và thấp. Bên cạnh đó, trên cơ sở những hàng rào kỹ thuật được phép áp dụng, Việt Nam chưa mở cửa thị trường bán lẻ ngay lập tức các mặt hàng thiết yếu như sắt thép, xi măng, phân bón sẽ lùi
thời điểm mở cửa đến 3 năm sau. Mặt khác, có một số mặt hàng như lúa gạo, đường, thuốc lá và xì gà, dầu thô và dầu qua chế biến, dược phẩm, thuốc nổ, kim loại quý và đá quý, vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu (băng, đĩa...).... các doanh nghiệp nước ngoài không được quyền phân phối thì TCT cần nắm lấy cơ hội để phát triển hệ thống của mình nhằm mang lại lợi ích cho người tiêu dùng và tăng doanh thu.
4.2.2.4. Công tác đào tạo nguồn nhân lực.
Trong mọi thời kỳ thì nguồn nhân lực là yếu tố quyết dịnh tới sự thành công hay thất bại của một DN. Tại thời điểm điều tra, số lượng khách hàng đến mua sắm không nhiều, nhân viên siêu thị có khả năng chuyên môn nhưng không cao, một số nhân viên làm việc riêng, nhân viên cửa hàng chuyên doanh còn mang tính chất chủ cửa hàng tạp hoá nhỏ… Địa điểm kinh doanh dàn trải, số lượng cán bộ còn hạn chế dẫn đến sự giám sát, quản lý của lãnh đạo cấp trên còn chưa sâu, sát tích cực; vẫn có những trường hợp đổi ca, nghỉ không đúng quy định gây ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD. Từ những tồn tại đó TCT cần:
Có chính sách nhân sự tích cực để khuyến khích ý thức làm việc của cán bộ công nhân viên trong TCT như: Nâng cao trình độ học vấn và trình độ chuyên môn cho từng cá nhân người lao động. TCT cũng căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng của mỗi loại hình lao động để có kế hoạch đào tạo cho từng đối tượng lao động, thông qua đào tạo mới và đào tạo lại. TCT tổ chức cho các cá nhân cùng phát triển và nâng cao tay nghề, có thể sử dụng được máy móc hiện đại. Bằng việc thường xuyên cho các cán bộ công nhân viên đi học thêm các khoá học về nghiệp vụ để bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ tay nghề trong kinh doanh.
Các lớp đào tạo cần đa dạng hoá hình thức và phương pháp đào tạo, đẩy mạnh các hình thức đào tạo tại chỗ, đào tạo từ xa, tiến hành xã hội hoá công tác đào tạo giúp cán bộ công nhân viên có đủ trình độ theo kịp sự phát triển của nền kinh tế và giúp TCT có đủ năng lực cạnh tranh với các DN nước ngoài…
Có kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ nguồn, cán bộ kế cận đúng trình tự, phát triển nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn tốt và kinh nghiệm thành cán bộ quản lý.
Bên cạnh đó TCT cũng cần chú ý vào việc xây dựng các chính sách khuyến khích cán bộ công nhân viên tự học với sự hỗ trợ thêm của công ty. Đồng thời công ty cũng nên có kế hoạch phát triển nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn tốt, kinh nghiệm và phẩm chất đạo đức tố thành cán bộ quản lý.
TCT có thể áp dụng một số biện pháp khen thưởng, động viên và giúp đỡ để khuyến khích ý thức và hiệu quả làm việc của cán bộ công nhân viên.
4.2.2.5. Xây dựng tốt chương trình TCT điện tử.
Với mô hình lớn, dàn trải TCT bộc lộ những yếu kém trong khâu thông tin dẫn tới những điều bất lợi trong sản xuất kinh doanh. Với bước đầu xây dựng hệ thống thông tin điện tử TCT đã có những thành công, tuy nhiên để đáp ứng được với nhịp độ thị trường hiện nay, TCT cần: Thực hiện triệt để việc điều hành, tác nghiệp, trao đổi thông tin qua hệ thống thông tin nội bộ; Xây dựng hệ thống dữ liệu phục vụ cho tra cứu thông tin, văn bản một cách nhanh chóng..; Triển khai ứng dụng thương mại điện tử trong một số lĩnh vực hoạt động mới, xây dựng mới và nâng cấp các phần mềm phục vụ cho hoạt động SXKD và quản lý DN.
4.2.2.6. Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh hợp lý.
Qua các phân tích dữ liệu thứ cấp ta nhận thấy: Doanh thu năm 2008 của TCT không hoàn thành kế hoạch đề ra, tốc độ phát triển doanh thu chậm lại, doanh thu bán hàng vẫn có vị trí quan trọng nhất nhưng tỷ trọng đang giảm dần trong cơ cấu doanh thu…Những lý do đó đòi hỏi TCT cần xây dựng một phương án kinh doanh hợp lý trong giai đoạn hiện nay. TCT phải quan tâm tới việc cung ứng các sản phẩm như thế nào, tiêu thụ hàng hoá ra làm sao, giá cả như thế nào để nhằm huy động được mọi nguồn lực (vốn, kỹ thuật, lao động…) vào hoạt động kinh doanh để có nhiều thu nhập, lợi nhuận lớn. Trong điều kiện kinh tế thị trường
quy mô và tính chất ngành nghề kinh doanh không phải do chủ quan từ phía TCT mà do thị trường quyết định. Khả năng nhận biết dự đoán thị trường và nắm bắt thời cơ là những yếu tố quyết định thành công hay thất bại của TCT. Các phương án kinh doanh phải đươc xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, nói cách khác TCT phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường để quyết định chất lượng, giá cả của các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho khách hàng.