Quy trình tính giá thành

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và giá thành tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Giầy Thượng Đình.doc (Trang 51 - 70)

Chi phí sản xuất tại Công ty TNHH nhà nước một thành viên giầy Thượng Đình được tập hợp từng mã sản phẩm hoặc theo phân xưởng, chi phí ở phân xưởng nào thì được tập hợp cho phân xưởng đó. Cụ thể đối với chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp cho từng mã sản phẩm theo Bảng tập hợp chi phí vật tư theo sản phẩm (Biểu 2.3) và Bảng tổng hợp tiền lương theo sản phẩm (Biểu 2.9). Riêng chi phí sản xuất chung được tập hợp cho từng phân xưởng. Vi vậy công việc tính giá thành là phải phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm. Do đậc điểm quy trình sản xuất sản phẩm qua nhiều giai đoạn nên chi phí sản xuất chung dược tổng hợp ở tất cả các phân xưởng rồi mới tiến hành phân bổ cho từng sản phẩm.

Để minh họa cho việc tính giá thành sản phẩm của Công ty, sau đây em xin nêu ví dụ về quy trình tính giá thành sản phẩm giầy KK2009-1.

Ví dụ: Trong tháng 11/2009 công ty đã đưa vào sản xuất 50 mã sản phẩm, mở bảng theo dõi chi tiết đối với các mã sản phẩm này. Ở đây ta chỉ lấy ví dụ tính giá thành cho mã KK2009-1, các mã sản phẩm khác tính được tính toán tương tự.

Để tính giá thành cho mã giầy KK2009-1 sản xuất hoàn thành trong tháng, kế toán căn cứ vào các số liệu sau:

- Chi phí NVL trực tiếp: kế toán căn cứ vào “Bảng tập hợp chi phí vật tư theo sản phẩm” trong đó chi phí của phần mũ giầy lấy trên cột “Vải, mút các loại” và “Chỉ, odê, băng dính”; phần cao su hóa chất lấy trên cột “Cao su, hóa chất”; vật tư khác chính là chi phí NVL còn lại lấy trên cột “Chi phí khác”, tất cả các số liệu

z

= Z Q

của các cột trên đều thuộc dòng KK2009-1. Cột “Bao bì” được tập hợp tính vào chi phí sản xuất chung.

- Chi phí nhân công trực tiếp: kế toán căn cứ vào “Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp theo sản phẩm”, lấy số liệu cột “Cộng”, dòng KK2009-1

- Chi phí sản xuất chung: căn cứ vào số liệu cột Cộng trên Bảng kê số 4 theo dõi cho TK 627

Trong tháng 11/2009, tổng chi phí sản xuất chung toàn Công ty tập hợp được là 2,488,956,953 (đ) trong đó 940.375.013 (đ) là chi phí về bao bì đã được tính riêng cho từng sản phẩm. Vì vậy tổng chi phí sản xuất cần phân bổ cuối kỳ là 1,548,581,940(đ). Tổng sản phẩm sản xuất là 562.100 sản phẩm, trong đó có 174,100 sản phẩm dành cho tiêu thụ nội địa và 388,000 sản phẩm sản xuất để xuất khẩu.

Tiến hành phân bổ CPSX chung (không tính bao bì) như sau:

Loạt sản phẩm mã KK2009-1 là sản phẩm dành cho tiêu thụ nội địa nên ta tính được tổng CPSX chung để sản xuất 19,150 sản phẩm mã KK2009-1 chưa kể chi phí bao bì là:

Giầy KK2009-1 là một trong những sản phẩm được đưa vào sản xuất trong tháng 11, vì yêu cầu của loạt sản phẩm này là hoàn thành ngay trong tháng nên

CPSX chung sản xuất giầy nội địa = 1,548,581,940 3 = 516,193,980 (đ) CPSX chung bình quân 1 đôi

giầy nội địa CPSX chung sản xuất giầy xuất khẩu = 516,193,980 x 2 = 1,032,387,960 = 516,193,980 174.100 = 2,965 (đ) CPSX chung mã KK2009-1 = 2.670,68 x 19,150 = 56,779,750 (đ)

không có dở dang đầu kỳ và dở dang cuối kỳ nên tổng giá thành sản xuất loạt sản phẩm mã KK2009-1 chính là tổng chi phí sản xuất bỏ ra trong tháng( Z = C )

- Tổng giá thành loạt sản phẩm mã KK2009-1: Z = C = Trong đó: CP NVL tt = 247,778,869 + 51,437,105 + 103,908,557 + 84,571,078 = 487.695.609 (đ) CP NC tt = 50,091,800 (đ) CP SXC = 78,086,500 + 56,779,750 = 134,866,250 (đ) Như vậy: Z = 487,695,609 + 50,091,800 + 134,866,250 = 672,653,659 (đ)

Với cách tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất từng sản phẩm, kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm lập được bảng tinh giá thành sản phẩm (Biểu 2.22) Biểu 2.22 CÔNG TY TNHH NN MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM (Trích) Tháng 11/2009

STT Sản phẩm Số lượng NK Giá thành đơn

vị Tổng giá thành 1. KK2009-1 19,150 35,125.52 672,653,659 Chi phí NVL trực tiếp + Chi phí nhân công trực tiếp + sản xuất Chi phí chung 672,653,659 z 19,150 = = 35,125.52 (đ)

2. KK2009-1 16,480 30,234.12 498,258.297

3. TD201 20,000 28,358.59 567,171,800

…. … … …. ….

DB203 14,000 27,358.69 383,021,660

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN GIẦY THƯỢNG ĐÌNH

3.1. Đánh giá chung về thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty và phương hướng hoàn thiện

Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình đã dần khẳng định được vai trò, vị trí, và đang tiếp tục phát huy sức mạnh, bản lĩnh để tạo dựng thương hiệu, xứng đáng là con chim đầu đàn của ngành Công nghiệp Da giầy Thủ đô.

Đạt được những thành quả như hiện nay, bên cạnh định hướng phát triển của Đảng và nhà nước, còn có nhân tố quyết định đó là bộ máy quản lý của công ty. Với quy mô sản xuất lớn, công ty đã lựa chọn cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, vừa đảm bảo tính chuyên môn hoá, vừa đảm bảo sự quản lý tập trung, thống nhất. Giám đốc công ty luôn nhận được sự tham mưu, góp ý của các phòng ban, bộ phận về các vấn đề thuộc lĩnh vực phụ trách, phát huy trình độ chuyên môn và năng lực của từng nhân viên vào quá trình xây dựng các kế hoạch kinh doanh thống nhất cho cả công ty để triển khai thực hiện hiệu quả vì mục tiêu chung.

Với sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các qui luật kinh tế, không ngừng cải tổ bộ máy quản lý, đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ sản xuất, công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty ngày càng được nâng cao.

Đạt được những thành tích trên có sự đóng góp không nhỏ của bộ phận kế toán tài chính trong công ty. Tổ chức công tác kế toán đã được công ty hết sức chú trọng, quan tâm.

Trong thời gian thực tập tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên Giầy Thượng Đình, qua tìm hiểu thực tế công tác kế toán nói chung và kế toán chi phí

sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng, em xin mạnh dạn trình bày một số đánh giá về ưu điểm và tồn tại, tìm ra đâu là nguyên nhân và từ đó đưa ra ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty.

3.1.1. Ưu điểm

3.1.1.1 Về tổ chức công tác kế toán nói chung

Nhìn chung, công tác kế toán được tổ chức khá phù hợp với điều kiện về quy mô, về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với yêu cầu quản lý cụ thể của công ty. Vì vậy, mặc dù khối lượng công việc kế toán của công ty là khá lớn nhưng phòng Kế toán – tài chính vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, luôn là tập thể lao động xuất sắc.

Việc tổ chức vận dụng chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ sách, báo cáo kế toán của công ty cơ bản tuân theo Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Công ty đã linh hoạt trong việc tổ chức vận dụng chứng từ đối với những chứng từ mang tính hướng dẫn nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ những quy định của Bộ Tài chính, như có đủ các yếu tố bắt buộc theo quy định, và được sự đồng ý, cho phép của cơ quan quản lý tài chính. Việc đối chiếu và luân chuyển chứng từ thực hiện tương đối tốt. Công ty thực hiện đầy đủ thủ tục chứng từ làm cơ sở cho việc kế toán. Các loại chứng từ kế toán đều được lập đầy đủ số liên theo quy định, đảm bảo yêu cầu của công tác quản lý. Việc phân loại, sắp xếp và bảo quản chứng từ hợp lý, thuận tiện cho việc tra tìm khi cần. Bên cạnh đó, công ty vẫn đang từng bước cải tiến dần công tác tổ chức vận dụng chứng từ để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng hiện nay.

Hiện nay công ty có một bộ máy kế toán có trình độ chuyên môn cao và dầy dạn kinh nghiệm. Đội hình gồm 11 người, được phân công, phân nhiệm rõ ràng, đồng thời thường xuyên có sự đối chiếu, trao đổi nghiệp vụ với nhau, tạo điều kiện tốt cho việc phối hợp giữa các phần hành nâng cao chất lượng thông tin kế toán. Bộ máy kế toán được tổ chức gọn nhẹ và phù hợp với yêu cầu công việc, khả năng và trình độ của từng nhân viên nên đã ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo

công ty ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Đội ngũ nhân viên kế toán thường xuyên được cập nhật bổ trợ kiến thức.

Hiện nay công ty thực hiện kế toán trên phần mềm Fast Accounting 2006 f-R0104, phiên bản này đã được sửa đổi và cập nhật các mẫu báo cáo theo quyết định mới nhất của Bộ tài chính liên quan đến Chế độ kế toán doanh nghiệp. Đây là một phần mềm đang được sử dụng phổ biến với nhiều tính năng mạnh và nhiều tiện ích giúp cho việc sử dụng chương trình được dễ dàng và khai thác chương trình hiệu quả, công việc kế toán được giảm bớt đáng kể, đồng thời vì các dữ liệu được xử lý trên chương trình nên tránh nhầm lẫn, sai sót cũng như những hành vi gian lận của bản thân các nhân viên kế toán. Việc lên các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế, báo cáo quản trị cũng trở nên đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Khi đã có sự trợ giúp của phần mềm, việc lấy các báo cáo có thể được thực hiện vào bất cứ thời điểm nào, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu quản lý, thống kê, lập kế hoạch.

Bộ máy kế toán bao gồm 11 người được tổ chức gọn nhẹ và phù hợp với yêu cầu công việc, khả năng và trình độ của từng nhân viên nên đã ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác các nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhằm cung cấp thông tin cho ban lãnh đạo công ty ra các quyết định đúng đắn trong sản xuất kinh doanh. Đội ngũ nhân viên kế toán thường xuyên được cập nhật bổ trợ kiến thức.

3.1.1.2 Về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Nhìn chung công ty đã tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối chặt chẽ, việc phân loại chi phí sản xuất là tương đối đầy đủ và phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Công việc ghi chép bắt đầu từ phân xưởng lập chứng từ rồi chuyển số liệu lên máy vi tính theo một qui trình thống nhất và liên tục tạo điều kiện sử dụng và tiết kiệm chi phí cho Công ty.

Xét những ưu điểm cụ thể trong từng vấn đề :

- Thứ nhất là việc xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành chính xác : đối tượng tập hợp CPSX là các phân xưởng, các mã sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng mã sản phẩm hoàn thành. Công ty sản xuất theo quy trình công nghệ khép kín, mỗi phân xưởng chỉ tiến hành sản xuất một công đoạn của sản phẩm. Vì vậy, Công ty không tính giá thành bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành của sản phẩm hoàn thành vả lại chỉ có sản phẩm hoàn

thành mới được bán ra ngoài. Như vậy điều này hoàn toàn phù hợp với quy trình công nghệ, đặc điểm sản xuất cũng như việc đáp ứng nhu cầu quản lý tạo điều kiện cho việc tập hợp chi phí và giảm nhẹ khối lượng công việc kế toán.

- Thứ hai là việc phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục giúp cho việc phân công trách nhiệm hợp lý giữa các kế toán viên trong Công ty. Chẳng hạn kế toán tiền lương là người tập hợp và theo dõi lương của cán bộ, công nhân viên Công ty, do đó cuối tháng kế toán tiền lương có nhiệm vụ tập hợp và gửi số liệu liên quan đến chi phí lương công nhân trực tiếp, và lương bộ phận quản đốc, nhân viên thống kê phân xưởng cho kế toán chi phí giá thành tập hợp chi phí sản xuất. Đồng thời việc phân loại này giúp cho Công ty có thể dễ dàng so sánh các khoản mục chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ với kế hoạch đề ra, đánh giá và đưa ra các biện pháp phù hợp cho mục đích hạ giá thành sản phẩm.

- Thứ ba về tổ chức kế toàn các khoản mục chi phí:

Chi phí NVL trực tiếp: Công ty đã tổ chức quản lý tốt NVL về mặt hiện vật. NVL cấp cho sản xuất theo định mức nên đã tận dụng được công suất của máy móc. Việc theo dõi NVL xuất dùng cho sản xuất cũng như gia công diễn ra khá chặt chẽ, có tài khoản theo dõi riêng. Áp dụng phương pháp kế toán tổng hợp hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là hoàn toàn phù hợp với thực trạng sản xuất kinh doanh của Công ty. Vì nó vừa đáp ứng công tác theo dõi vật tư hàng hóa thường xuyên, hạn chế tình trạng thất thoát, giảm khối lượng hàng tồn kho.

Chi phí nhân công trực tiếp: việc áp dụng hình thức lương sản phẩm đối với công nhân sản xuất sản phẩm đã khuyến khích công nhân nâng cao năng suất lao động, khai thác được nội lực của Công ty cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng sức lao động, công nhân sản xuất có ý thức, trách nhiệm hơn đối với công việc được giao.

Thứ tư về phương pháp tính giá thành: hiện nay Công ty đang áp dụng phương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm sản xuất. Phuơng pháp này không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc tính giá mà còn phù hợp với đặc điểm tính giá thành. Bên cạnh đó Công ty không những lập Bảng tính giá thành cho các loại sản phẩm, Bảng tổng hợp giá thành sản phẩm mà còn mở thẻ tính giá thành chi tiết cho từng mã sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản soát chi

phí giá thành từng sản phẩm từ đó có thể đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm giá thành.

3.1.2. Nhược điểm

Bên cạnh nhưng ưu điểm thì hiện nay tổ chức công tác kế toán nói chung cũng như kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm vẫn còn một số tồn tại nhất định cần phải hoàn thiện, em xin đưa ra ý kiến của mình như sau :

3.1.2.1 Về tổ chức công tác kế toán nói chung

Tuy nhiên mô hình tổ chức các phần hành kế toán bố trí chưa hợp lý. Khối lượng công việc từng phần hành và số lượng kế toán viên đảm nhiệm chưa cân đối, riêng phần hành kế toán vật tư do 4 người phụ trách trong khi đó những phần hành khác chỉ do một người phụ trách. Như vậy có thể chuyển một kế toán vật tư sang đảm nhiệm kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cùng kế toán phó nhằm giảm lượng khối lượng công việc khá nhiều của kế toán phó. Bên cạnh đó, việc tổ chức trang thiết bị cho công tác kế toán cần được đảm bảo hơn. Công tác kế toán chủ yếu dựa vào hệ thống phần mềm kế toán nên số lượng tính trong phòng Kế toán – tài chính nhiều lúc chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, xảy ra tình

Một phần của tài liệu Luận văn tốt nghiệp - Hoàn thiện Kế toán chi phí sản xuất và giá thành tại công ty TNHH nhà nước 1 thành viên Giầy Thượng Đình.doc (Trang 51 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w