1.3.4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất TK 627 TK 152, 153 (1) (2) (3) (5) (4) TK 154 TK 334, 338 Tk 214, 331.. TK 632
liên quan, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí sản xuất để tính ra giá thành sản xuất sản phẩm. Để tổng hợp chi phí sản xuất, kế toán sử dụng tài khoản 154 “chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Tài khoản này được mở chi tiết cho từng ngành sản xuất, từng nơi phát sinh chi phí hay từng loại sản phẩm, nhóm sản phẩm… của các bộ phận sản xuất - kinh doanh chính, sản xuất – kinh doanh phụ (kể cả thuê ngoài, gia công, chế biến).
a. Tài khoản sử dụng
-TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”
+ Bên Nợ: tập hợp các chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ (CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC)
+ Bên Có:
•Các khoản ghi giảm chi phí sản phẩm
•Tổng giá thành sản xuất thực tế hay chi phí thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
+ Dư Nợ: CP thực tế của sản phẩm, lao vụ, dịch vụ dở dang, chưa hoàn thành.
b. Trình tự hạch toán
-Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 154 (chi tiết đối tượng): tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng.
Nợ TK 632: phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt định mức không được tính vào giá thành
Có TK 621 (chi tiết theo đối tượng): kết chuyển CPNVLTT phát sinh trong kỳ
-Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
Nợ TK 632: phần chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức không được tính vào giá thành
Nợ TK 154: phần chi phí nhân công trực tiếp được tính vào giá thành Có TK 622: chi phí nhân công trực tiếp phát sinh trong kỳ.
-Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung:
Nợ TK 632: phần chi phí sản xuất chung vượt định mức Nợ TK 154: phần chi phí SXC được tính vào giá thành
Có TK 627: chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ.
-Phản ánh các khoản ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang:
Nợ TK 152 (chi tiết vật liệu): phế liệu thu hồi hoặc vật liệu xuất dùng Không hết nhập lại kho hay chuyển kỳ sau.
Nợ TK 138 (1381 – chi tiết sản phẩm hỏng ngoài định mức): giá trị sản phẩm hỏng trên dây chuyền sản xuất.
Nợ TK liên quan (138, 334, 811…): giá trị sản phẩm, vật tư thiếu hụt mất mát trên dây chuyền sản xuất.
Có TK 154 (chi tiết sản phẩm, dịch vụ…): ghi giảm chi phí sản xuất của đối tượng tương ứng.
-Phản ánh tổng giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ: Nợ TK 155: nhập kho thành phẩm
Nợ TK 157: gửi bán, ký gửi, đại lý.
Nợ TK 632: tiêu thụ thẳng (không qua kho). Có TK 154 (chi tiết, sản phẩm, dịch vụ…)
Sơ đồ: KẾ TOÁN TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Chú thích:
(1): kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (2): kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
(3): phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung (4): phần chi phí sản xuất được tính vào giá thành
(5): phần chi phí sản xuất vượt định mức không được tính vào giá thành.
(6): các khoản ghi giảm chi phí (giá trị phế liệu thu hồi, giá trị bồi thường của người phạm lỗi).
1.3.4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến, còn đang nằm trong quá trình sản xuất.
a. Xác định giá trị SPDD theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí vật liệu chính trực tiếp: TK 154 TK 621 TK 622 TK 627 TK 632 TK 152, 138 TK 155, 157, 632 (7) (6) (4) (1) (2) (3) (5) SDCK:xxx SDĐK:xxx
= X X = Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ =
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + chi phí NVL trực tiếp phát sinh trong kỳ Số lượng thành phẩm + Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ X Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ + Ưu điểm của phương pháp này: tính toán giản đơn, dễ làm, xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ được kịp thời, phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng.
+ Nhược điểm: độ chính xác không cao vì không tính đến các chi phí chế biến khác.
+ Điều kiện áp dụng: phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp có chi phí NVLTT chiếm tỷ trọng lớn, khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ ít và biến động không lớn so với đầu kỳ.
b. Xác định giá trị SPDD theo sản lượng ước tính tương đương:
Giá trị vật liệu chính nằm trong
sản phẩm dở dang
Toàn bộ giá trị vật liệu chính xuất dùng Số lượng
thành phẩm +
Số lượng sản phẩm dở dang không quy đổi
số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ không quy đổi
-Nếu xác định giá trị SPDD theo 50% chi phí chế biến:
Giá trị sản phẩm Giá trị NVL chính 50% chi phí
Chi phí chế biến nằm trong sản phẩm dở dang (theo từng loại)
Tổng chi phí chế biến từng loại Số lượng
thành phẩm +
Số lượng sản phẩm dở dang quy đổi ra
thành phẩm
số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ quy đổi ra thành phẩm
+ Ưu điểm: phương pháp này tính toán được chính xác và khoa học hơn phương pháp trên
+ Nhược điểm: khối lượng tính toán nhiều, việc đánh giá mức độ chế biến hoàn thành của sản phẩm dở dang khá phức tạp.
+ Điều kiện áp dụng: thích hợp với những doanh nghiệp mà chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất, khối lượng sản