Trình tự hạch toán

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình.doc (Trang 34 - 129)

-Đầu kỳ: kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, kế toán ghi: Nợ TK 631

Có TK 154: chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ.

-Cuối kỳ:

Nợ TK 632: phần CPNVLTT vượt định mức không tính vào giá thành Nợ TK 631: phần CPNVLTT được tính vào giá thành

Có TK 621: CPNVLTT phát sinh trong kỳ.

•Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp:

Nợ TK 632: phần chi phí nhân công trực tiếp vượt định mức không được tính vào giá thành.

Nợ TK 631: phần chi phí NCTT được tính vào giá thành. Có TK 622: chi phí NCTT phát sinh trong kỳ.

•Phân bổ hoặc kết chuyển chi phí sản xuất chung:

Nợ TK 632: phần chi phí SXC vượt định mức

Nợ TK 631: phần chi phí SXC được tính vào giá thành. Có TK 627: chi phí SXC phát sinh trong kỳ.

•Ghi giảm các chi phí do thu hồi phế liệu, các khoản đòi bồi thường của công nhân phạm lỗi trong sản xuất…

Nợ TK 152, 611: giá trị phế liệu thu hồi nhập kho Nợ TK 138 (1388): số tiền bồi thường phải thu Nợ TK 811: thiệt hại tính vào chi phí khác.

Có TK 631: các khoản ghi giảm chi phí sản xuất.

•Căn cứ vào kết quả kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang, kế toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang vào TK 154 bằng bút toán:

Nợ TK 154

Có TK 631: giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ kết chuyển.

•Tổng giá thành của sản phẩm, công việc hoàn thành được hạch toán vào giá vốn hàng bán trong kỳ bằng công thức sau:

Giá thành sản xuất các sản phẩm, công việc hoàn

thành trong kỳ = Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất đã tập hợp trong kỳ - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ Kết quả tính toán sẽ ghi:

Nợ TK 632: giá vốn hàng bán

Có TK 631: giá thành sản xuất.

Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Chú thích:

(1): kết chuyển chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ.

TK 631 TK 152, 138 TK 154 TK 632 TK 632 TK 627 TK 622 TK 621 TK 154 (1) (5) (2) (3) (4) (9) (8) (7) (6)

(4): kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung. (5): chi phí được tính vào giá thành sản phẩm.

(6): chi phí vượt định mức không được tính vào giá thành sản phẩm. (7): các khoản ghi giảm chi phí

(8): kết chuyển chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ (9): giá thành sản phẩm hoàn thành.

1.5. Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Để đáp ứng yêu cầu quản lý và hạch toán kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại mỗi doanh nghiệp phải được phản ánh đầy đủ trên một hệ thống sổ kế toán nhất định. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm thường vận dụng theo các hình thức tổ chức hệ thống sổ kế toán sau:

SƠ ĐỒ TRÌNH TỰ GHI SỔ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CÁC HÌNH THỨC KẾ TOÁN

Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ Cái

Các chứng từ gốc:

Bảng thanh toán tiền lương. Phiếu xuất kho vật tư

(Bảng tổng hợp chứng từ gốc) Báo cáo kế toán Nhật ký - Sổ Cái Các bảng phân bổ: Tiền lương Vật liệu, CCDC. Tính và phân bổ KH TSCĐ Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ chi SXKD TK 621, TK 622, TK 627 Sổ chi SXKD TK 154 (631) : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu

Hình thức kế toán Nhật ký chung

Các chứng từ gốc:

Bảng thanh toán tiền lương. Phiếu xuất kho vật tư

(bảng tổng hợp chứng từ gốc) Bảng cân đối tài khoản Báo cáo kế toán Nhật ký chung Các bảng phân bổ: Tiền lương Vật liệu, CCDC. Tính và phân bổ KH TSCĐ Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ chi phí SXKD TK 154 (631) Sổ chi phí SXKD TK 621, TK 622, TK 627 : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu

Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ

Các chứng từ gốc:

Bảng thanh toán tiền lương. Phiếu xuất kho vật tư

(Bảng tổng hợp chứng từ gốc) Báo cáo kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ Cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 (631) Sổ chi phí SXKD TK 621, TK 622, TK 627 Sổ chi phí SXKD TK 154 (631) Thẻ tính giá thành sản phẩm Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối tài khoản Các bảng phân bổ: - Tiền lương - Vật liệu, CCDC - Tính và phân bổ KH TSCĐ : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu

Hình thức kế toán Nhật ký chứng từ

Các chứng từ gốc:

Bảng thanh toán tiền lương. Phiếu xuất kho vật tư. ……… Bảng tổng hợp chứng từ gốc. Nhật ký chứng từ sổ 7 Các bảng phân bổ: Tiền lương Vật liệu, CCDC Tính và phân bổ khấu hao TSCĐ Bảng kê số 4 Bảng kê số 5 Bảng kê số 6 Thẻ tính giá thành sản phẩm Sổ Cái TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 (631) Báo cáo kế toán : Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Quan hệ đối chiếu

PHẦN 2

THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY CỔ PHẦN

XI MĂNG VINACONEX LƯƠNG SƠN – HÒA BÌNH

2.1. Đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của CTCP Xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình

Công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn Hoà Bình tiền thân là Công ty xi măng Lương Sơn Hoà Bình thuộc Sở Xây Dựng Hòa Bình là một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 09/12/1994 theo quyết định số 742/QĐ-UB của Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình. Ngày 20/5/2005 UBND tỉnh Hoà Bình chuyển giao công ty về Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam- Vinaconex theo quyết định số 833/QĐ-UB của UBND tỉnh Hoà Bình và đổi tên thành Công ty xi măng Vinaconex Lương Sơn Hoà Bình, là đơn vị thành viên của Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam- thuộc Bộ Xây dựng.

Trụ sở chính của Công ty được đặt tại Tiểu khu 13, Bãi Lạng, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình.

Tên giao dịch: Lương Sơn - Hoà Bình Vinaconex Cement Joint Stock Company

Viết tắt: Vinaconex LS-HB Cement JSC Điện thoại liên hệ: 0218.8824211

Thực hiện tiến trình Cổ phần hoá của Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam. Ngày 21/3/2006 Bộ Xây dựng có quyết định số 468/QĐ-BXD

chuyển Công ty thành Công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn Hoà Bình.

Tổng công ty Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam gồm 83 các đơn vị thành viên, hạch toán kinh doanh độc lập.

Dưới sự quản lý trực tiếp của Tổng công ty, Công ty Cổ phần Xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng theo mẫu quy định thống nhất và được mở tài khoản riêng tại ngân hàng.

Sau đây là một số giai đoạn phát triển của Công ty:

Năm 1994 mới bắt đầu gai đoạn chuẩn bị đầu tư đến 17/4/1995 khởi công xây dựng. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản công trình nhà máy hoàn toàn là vốn vay, quá trình xây dựng cơ bản kéo dài suốt hơn 3 năm và có thời gian bị gián đoạn vì thiếu vốn đầu tư.

Quý IV năm 1996 công tác xây dựng cơ bản đoạn cuối dây chuyền sản xuất từ khâu nghiền xi măng được hoàn thiện trước, bắt đầu công việc nghiền clinker phối phụ gia và có sản phẩm giai đoạn này là giai đoạn sản xuất thử. Cho đến tháng 7/1997 kết thúc giai đoạn sản xuất thử, nhà máy đi vào sản xuất chính thức và đưa dây chuyền sản xuất đồng bộ. Công việc tiêu thụ trên thị trường bước đầu là vô cùng khó khăn đối với đội ngũ tiếp thị, phải tìm cách làm sao cho thị trường chấp nhận sản phẩm của đơn vị mình sản xuất ra, đảm bảo giữ vững và điều chỉnh mức giá phù hợp với các mặt hàng cùng chủng loại đang lưu hành trên thị trường. Trải qua một thời gian đầy rẫy những khó khăn thử thách nhưng được sự nỗ lực cố gắng của cán bộ quản lý cùng tập thể anh em công nhân viên, nhà máy đã bắt đầu đi vào sản xuất ra sản phẩm cung cấp cho thị trường và đã được thị trường chấp nhận công ty đã có doanh thu và đem lại thu nhập cho công nhân viên.

Đến tháng 9/1998 đơn vị có sự thay đổi cơ bản về bộ máy lãnh đạo nhằm củng cố lại quá trình hoạt động của doanh nghiệp sao cho hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiêụ quả đến mức tối đa nhất. Thời gian đầu mới có sự thay đổi lớn về cơ cấu tổ chức tưởng chừng công việc làm của gần 300 con người trong nhà máy bị đe dọa. Tinh thần một số cán bộ công nhân viên không được ổn định, tài chính doanh nghiệp bị sa sút mất cân đối nhưng với sự lãnh đạo của bộ máy quản lý mới mọi khó khăn được khắc phục, năng suất được nâng cao, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn, đời sống cán bộ công nhân viên được ổn định, thu nhập đảm bảo.

2.1.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn Hòa Bình trong một số năm gần đây.

Nhìn chung, với sự nỗ lực, quyết tâm của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua có sự chuyển biến đáng kể: doanh thu tăng qua các năm, lợi nhuận tăng tỷ lệ thuân với doanh thu…Những kết quả này được thể hiện rõ nét trong Bảng số liệu dưới đây.

Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 5 năm

ĐVT: Trđ

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng DT 34.427 43.221 40.462 41.782 44.443

Nộp NS 151,76 245,56 257,6 364 708,68

LN sau thuế 390,24 631,44 662,4 936 1.822,32

(nguồn Phòng Kế toán – Tài vụ Cty CP xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hòa Bình)

2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của CTCP Xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình

2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Lãnh đạo quản lý công ty gồm: 01 Giám đốc, 03 phó giám đốc và 01 kế toán trưởng.

Các bộ phận trong công ty gồm 7 phòng ban và 3 phân xưởng . Có thể chi tiết qua sơ đồ bộ máy quản lý như sau ( Sơ đồ 1)

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần Xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hòa Bình)

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý công ty.

Phòng Thị trường

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VINACONEX LS - HB

BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC: -Phó GĐ phụ trách sản xuất -Phó GĐ phụ trách kinh doanh -Phó GĐ phụ trách đầu tư XD KẾ TOÁN TRƯỞNG Phòng Kế hoạch - Vật tư Phòng KTCN & TN Phòng QLTB- ATLĐ Phòng TCHC Phòng Kế toán – Tài vụ Phân xưởng

Nguyên liệu Phân xưởng Nung luyện Clinker Phân xưởng Thành phẩm Phòng Đầu tư xây dựng

Gồm 5 thành viên đại diện cho các cổ đông quyết định nhiều chính sách quan trọng theo các nguyên tắc đã được quy định tại điều lệ hoạt động của công ty và theo quy định của pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm cao nhất trước công ty.

Ban kiểm soát

Gồm 3 thành viên, chịu trách nhiệm chủ yếu theo dõi toàn bộ hoạt động của công ty, đảm bảo để công ty hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông.

Giám đốc công ty :

Là đại diện pháp luật của doanh nghiệp. Chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật trong việc điều hành mọi hoạt động của công ty theo chức năng nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.

Phó Giám đốc phụ trách sản xuất :

Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo các lĩnh vực công tác: quản lý, tổ chức và điều hành mọi hoạt động trong công tác sản xuất hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch sản xuất tháng - quý - năm của doanh nghiệp.

Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh :

Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: quản lý, tổ chức và điều hành hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tháng- quý- năm theo quy chế đã ban hành.

Phó Giám Đốc phụ trách đầu tư xây dựng :

Tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong việc chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: quản lý, tổ chức và điều hành công tác đầu tư, lập dự án hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đầu tư xây dựng mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp; khai thác đá, sét tại mỏ của doanh nghiệp.

Phòng tổ chức hành chính:

Đảm nhiệm công tác lao động tiền lương, chế độ đối với cán bộ công nhân viên trong nhà máy, chịu sự điều hành trực tiếp của Giám Đốc công ty.

Phòng Kế toán- Tài vụ:

Chịu sự chỉ đạo, điều hành trực tiếp của Giám Đốc công ty trong khâu hạch toán, quản lý tài chính của công ty cân đối các nguồn tài chính kế toán thu- chi tiền mặt thường xuyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Lập báo cáo định kỳ theo yêu cầu của các đơn vị cấp trên thuộc phạm vi phải báo cáo.

Phòng Kế hoạch Vật tư :

Chịu trách nhiệm về kế hoạch và cung cấp vật tư nguyên liệu cho sản xuất, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc.

Phòng Thị trường :

Khai thác và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm xi măng PCB 30 Lương sơn và thu hồi vốn toàn bộ sản lượng xi măng bán ra theo quy chế bán hàng. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc kinh doanh.

Phòng Đầu tư xây dựng :

Tham mưu, giúp việc lãnh đạo Công ty (cụ thể Phó Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng) trong lĩnh vực công tác đầu tư xây dựng và tổ chức khai thác nguyên liệu đá sét cho sản xuất.

Phòng Kỹ thuật công nghệ và Thí nghiệm :

Là phòng điều hành sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách sản xuất. Giám sát kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm các khâu sản xuất từ dây truyền đến khi ra thành phẩm đóng bao nhập kho, phân phối điện, quản lý và vận hành trạm bơm, quản lý hệ thống thiết bị điện trong dây chuyền sản xuất, sửa chữa cơ khí- điện

Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách sản xuất có trách nhiệm quản lý, bảo quản máy móc thiết bị và công tác bảo hộ lao động.

Phân xưởng Nguyên liệu:

Tổ chức sản xuất bột nguyên liệu phục vụ cho nung luyện clinker xi măng theo đúng quy trình công nghệ.

Phân xưởng Nung luyện clinker:

Tổ chức nung luyện bột nguyên liệu ra sản phẩm clinker đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.

Phân xưởng Thành phẩm:

Tổ chức sản xuất từ bán thành phẩm clinker chế tạo ra xi măng, đóng bao nhập kho và xuất kho thành phẩm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật.

2.1.4. Đặc điểm quy trình công nghệ của công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hòa Bình.

Công ty cổ phần xi măng Vinaconex LS – HB với chức năng chính là sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng, sản phẩm là xi măng Poóc lăng hỗn hợp PCB 30 theo TCVN 6260 – 1997, ISO 9001: 2000; chất kết dính, khai thác đá, cát sỏi và các nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn; vận chuyển các loại NVL cho sản xuất xi măng.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn – Hoà Bình.doc (Trang 34 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(143 trang)
w