2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩ mở Công ty
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về cách hạch toán chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và qua quá trình tìm hiểu công tác kế toán nói chung, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà, em xin trình bày một số ý kiến với mục đích hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán trên lĩnh vực này.
* Ý kiến 1: Về chi phí sản xuất chung
Về phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ của các xí nghiệp bánh, kẹo (gồm cả chi phí khấu hao của xí nghiệp Phụ trợ phân bổ sang) theo tiêu thức sản lượng là điều chưa hợp lý vì TSCĐ của mỗi xí nghiệp là không giống nhau nên chi phí sử dụng tài sản đó là khác nhau. Công ty bánh kẹo Hải Hà là một doanh nghiệp sản xuất lớn, giá trị TSCĐ rất lớn cho nên khoản mục chi phí khấu hao TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, nếu không phân bổ chính xác sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến giá thành. Mặt khác hiện nay Công ty vẫn chưa sử dụng bảng phân bổ số 3 - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (Biểu số 28) thì việc hạch toán khoản mục khấu hao TSCĐ sẽ trở nên dễ dàng hơn từ đó sẽ tạo điều kiện tốt hơn cho công tác tính giá thành sản phẩm.
Công ty nên thực hiện một số công việc sau về khoản mục chi phí khấu hao.
- Xác định rõ TSCĐ được dùng ở xí nghiệp nào, điều này có thể làm được vì TSCĐ của từng xí nghiệp được sử dụng riêng rẽ.
- Với chi phí khấu hao TSCĐ cùng từng xí nghiệp, kế toán nên phân bổ cho từng loại sản phẩm theo thời gian sử dụng máy. Chỉ tiêu giá thành sẽ chính xác hơn nếu chi phí khấu hao được tính toán và phân bổ đúng đắn.
*Ý kiến 2: Hoàn thiện việc phân bổ chi phí sản xuất của xí nghiệp phụ trợ
Để hoàn thiện hơn việc phân bổ chi phí sản xuất của xí nghiệp phụ trợ, theo em Công ty nên có sự theo dõi chi tiết chi phí phát sinh ở xí nghiệp phụ trợ trong tháng phục vụ xí nghiệp nào, nhờ đó có thể tién hành tập hợp luôn khoản chi phí này vào chi phí sản xuất chung của từng xí nghiệp. Xí nghiệp phụ trợ có nhiệm vụ sửa chữa, gia công, cung cấp cho các xí nghiệp chính của công ty, nên việc tập hợp chi phí và tính giá thành cũng nên thực hiện như các xí nghiệp khác. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là từng hoạt động: sửa chữa, sản xuất thiết bị, phụ tùng... Sau khi tính giá thành xong phân bổ trực tiếp cho các đối tượng sử dụng( xí nghiệp bánh, kẹo). Việc phân bổ chi phí sản xuất của xí nghiệp phụ trợ giúp cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành của từng loại sản phẩm chính được chính xác hơn.
* Ý kiến 3: Về chi phí sản xuất sản phẩm phụ
Về chi phí sản xuất để sản xuất sản phẩm phụ hiện nay Công ty bao gồm 2 khoản là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp mà không có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung của sản phẩm phụ được tập hợp vào chi phí sản xuất chung của xí nghiệp Phụ trợ. Điều này đã làm cho việc tính giá thành sản phẩm phụ chưa chính xác lắm. Vậy nên Công ty nên hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phụ theo sơ đồ dưới đây để việc tính giá thành sản phẩm phụ được chính xác hơn.
152 621 154 152
334,338 622 632
111,112 627
Sản phẩm phụ hiện nay của Công ty chỉ để sử dụng nội bộ không bán ra ngoài. Vậy nên trong thời gian tới công ty có thể xem xét việc xuất bán sản
Nhập kho Kết chuyển CPNVLTT Chi phí NVLTT CP NCTT K/c CPNCTT Xuất bán K/c CP SXC CP SXC
phẩm này cho bên ngoài nếu thị trường có nhu cầu. Để từ đó tăng thêm thu nhập và tạo thêm việc làm cho công nhân.
* Ý kiến 4: Hoàn thiện việc phân bổ chi phí điện, than, dầu trong các xí nghiệp
Vì mức tiêu hao năng lượng của mỗi sản phẩm trong cùng một xí nghiệp là hoàn toàn khác nhau, nên việc phân bổ chi phí nhiên liệu, năng lượng cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức sản lượng sản phẩm sẽ làm cho độ chính xác của giá thành đơn vị sản phẩm bị sai lệch, nên không biết được mức độ hiệu quả của từng sản phẩm.
Tại phòng Kĩ thuật: Công ty đã xây dựng được hệ thống định mức tiêu hao năng lượng của từng loại sản phẩm. Vì vậy, Công ty hoàn toàn có thể phân bổ năng lượng cho từng sản phẩm trong một xí nghiệp theo tiêu thức định mức tiêu hao năng lượng và sản lượng sản xuất thực tế trong tháng của sản phẩm.
Công thức tính:
Tổng chi phí điện( nước) phát sinh trong tháng
H = Định mức điện(nước) x Sản lượng sản phẩm (i) sản xuất trong tháng Trong đó: H là hệ số phân bổ Chi phí điện (nước) cho sản phẩm sản xuất ra trong tháng = H x Định mức điện ( nước) cho sản phẩm (i) x Sản lượng sản phẩm (i) sản xuất trong tháng
Ví dụ: Tính chi phí điện, nước cho sản xuất kẹo sữa tháng 7 năm 2003 Trong tháng 7/2003, chi phí năng lượng( điện, nước) Công ty phải thanh toán cho xí nghiệp kẹo:
Điện: 20.000.000(đ) (Đã loại trừ thuế GTGT) Nước: 10.000.000(đ) ( Đã loại trừ thuế GTGT) Kế toán tiến hành phân bổ cho các loại sản phẩm.
Sau đây là mẫu bảng định mức sử dụng năng lượng của một số loại sản phẩm. Sản phẩm Định mức điện Định mức nước Kẹo sữa Kẹo dừa .... 106 105 ... 28 30 .... *Hệ số phân bổ điện: 20.000.000(đ) H1= = 2,61 106 x 10.700 +105 x62.164 +...
Vậy, chi phí điện tính cho kẹo sữa là: 2,61 x 106 x 10.700 = 2.960.262(đ) *Hệ số phân bổ nước:
10.000.000 (đ)
H2= = 4,61 28 x 10.700 + 30 x 62.164 +...
Vậy chi phí nước tính cho kẹo sữa là: 4,61 x 28 x 10.700 = 1.381.156(đ)
Như vậy, năng lượng tiêu hao để sản xuất kẹo sữa là: 2.960.262 + 1.381.156 = 4.341.418 (đ)
* Ý kiến 5: Hoàn thiện phương pháp phân bổ và theo dõi chi phí khấu hao TSCĐ
Chi phí khấu hao TSCĐ là một khoản chi phí chiếm vị trí khá lớn trong chi phí sản xuất. Chính ví vậy để chi phí sản xuất được tập chung đúng, đủ nhằm phản ánh giá thành sản phẩm một cách chính xác thì khoản chi phí khấu hao TSCĐ này cũng cần phải tính toán, phân bổ một cáh chặt chẽ. Để công tác tập hợp chi phí khấu hao TSCĐ được chính xác, kế toán TSCĐ nên kết hợp với máy tính và nhân viên thống kê tại các xí nghiệp để phân loại TSCĐ theo từng xí nghiệp. Ngoài ra Công ty nên sử dụng” Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”, “ Biểu số 9” vì thông qua bảng phan bổ này biết được chính xác chi phí khấu hao TSCĐ mà các xí nghiệp sử dụng phải chịu trong tháng. Nếu chi phí khấu hao được phân bổ chính xác thì sự chính xác của giá thành sản phẩm sẽ được hoàn thiện, trên cơ sở đó mà có những biện pháp cụ thể nhằm giảm các chi phí một cách hữu hiệu.
KẾT LUẬN
Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà là một trong những đơn vị kinh tế vững mạnh trực thuộc Bộ Công Nghiệp, qua nhiều giai đoạn phát triển thăng trầm đã chứng tỏ được sức mạnh của mình. Cán bộ công nhân viên trong Công ty thực sự tự tin, với tinh thần chủ động, dám nghĩ, dám làm đã đưa công ty vượt qua khó khăn, khủng hoảng để rồi tự khẳng định mình. Công ty luôn đổi mới bắt kịp với tiến bộ phát triển của cơ chế thị trường, việc quản lý sản xuất theo xí nghiệp dưới sự quản lý trực tiếp của Giám đốc nên tiến độ sản xuất ổn định, năng suất lao động ngày một nâng cao, tỷ lệ sản phẩm hỏng giảm.
Trong quá trình thực tập ở công ty, em đã được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các cô chú và các chị trong phòng kế toán, em đã tích luỹ được một
số kinh nghiệm quý báu, bước đầu giúp em khỏi bỡ ngỡ trong thời gian bắt đầu đi làm tới.
Em đã tự nhận thấy tầm quan trọng của công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp nói riêng.Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau khốc liệt để tồn tại và phát triển, chiến lược chi phí và giá thành là một chiến lược quan trọng của mỗi công ty. Các công ty cần phải hạ giá thành ít nhất có thể để cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Vì vậy mà kế toán tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng ngày càng quan trọng, là công cụ giúp các nhà quản trị hoạch định chiến lược phát triển.
Bản chuyên đề này phần nào phản ánh được đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà, những ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong việc tổ chức kế toán trong công ty.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thày giáo Nguyễn Viết Tiến cùng sự giúp đỡ của các cô chú và anh chị trong phòng kế toán công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà để em có thể hoàn thành được bản chuyên đề này. Hà Nội tháng 6/2006 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ...
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...
... ... ... ... ... ...
MỤC LỤC
Lời mở đầu...1
Chương I: Lý luận chung về tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất...3
1 Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...3
1.1 Chi phí sản xuất...3
1.1.1 Khái niệm...3
1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất...3
1.2 Giá thành sản phẩm...6
1.2.1 Khái niệm...6
1.2.2 Phân loại giá thành sản xuất...7
1.3 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm...9
2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất trong doanh nghiệp...10
2.1 Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất...10
2.1.1 Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất...10
2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất...10
2.2 Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm...12
2.2.1 Đối tượng tính giá thành sản phẩm...12
2.2.2 Phương pháp tính giá thành sản xuất sản phẩm...13
3 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất...15
3.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...15
3.1.1 Chứng từ...15
3.1.2 Tài khoản sử dụng...15 3.1.3 Trình tự kế toán16
3.2.1 Chứng từ sử dụng17 3.2.2 Tài khoản sử dụng17
3.2.3 Trình tự kế toán...17
3.3 Kế toán chi phí sản xuất chung...18
3.3.1 Chứng từ kế toán sử dụng...18 3.3.2 Tài khoản sử dụng ... 18 3.3.3 Trình tự kế toán ...19 3.4 Kế toán sản xuất phụ...21
3.4.1 Trường hợp 1: Giữa các phân xưởng, bộ phận sản xuất phụ không có sự phục vụ lẫn nhau...21
3.5 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất...22
3.5.1 Trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên...22
4 Các loại sổ kế toán được sử dụng...24
4.1 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Nhật kí – chứng từ”...24
4.2 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức”Nhật kí chung”...24
4.3 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Nhật ký- sổ cái”...24
4.4 Nếu doanh nghiệp áp dụng hình thức” Chứng từ ghi sổ”...24
100 3.4.2 Trường hợp 2: Giữa các phân xưởng , bộ phận sản xuất phụ có sự phục vụ lẫn nhau...22
3.5.2 Trường hợp đơn vị hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kì...23
Chương II Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà...25
1 Đặc điểm về tình hình sản xuất kinh doanh và quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà...25100
1.2 Nhiệm vụ và đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh Công ty Cổ Phần
Bánh Kẹo Hải Hà...26
1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty...31
1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý...31
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý...33
1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của doanh nghiệp...35
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán...35
1.4.2 Hình thức kế toán...37
1.4.3 Tổ chức công tác kiểm tra kế toán...38
1.4.4 Tổ chức lập và phân tích báo cáo kế toán ở công ty...38
2 Thực tế kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà...39
2.2 Kế Toán chi phí sản xuất...47
2.2.1 Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu...47
2.2.2 Trình tự tập hợp chi phí sản xuất của từng khoản mục chi phí...48
2.2.3 Kế toán chi phí nguyên vật liệu ...49
2.2.4 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp...57
2.2.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung...57
2.1 Đối tượng, phương pháp và chứng từ sử dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà...39.
2.1.1 Phân loại chi phí sản xuất...39
2.1.2 Đối tượng và phương pháp hoạch toán chi phí sản xuất...40
2.2.6 Tổng hợp chi phí sản xuất ...60
2.3 Tính giá thành sản phẩm ở công ty Cổ phần Bánh Kẹo Hải Hà...61
2.4 Tình hình tổ chức hệ thống sổ kế toán ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà...62
Chương III: Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần bánh kẹo hải hà...65
3.1 Đánh giá chung thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà...65
3.1.1 Ưu điểm ...65
3.1.2 Nhược điểm...67
3.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Hà...68
KẾT LUẬN...72
2.3.1 Đối tượng tính giá thành...61