Đánh giá thực trạng về kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác.docx (Trang 62 - 67)

II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH AN HƯNG PHÁT BT

2.Đánh giá thực trạng về kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT

An Hưng Phát BT

2.1. Về ưu điểm:

2.1.1.Về công tác tổ chức hạch toán ban đầu:

Các chứng từ ban đầu được lập tại công ty đều phù hợp với yêu cầu nghiệp vụ kinh tế phát sinh và cơ sở pháp lý của nghiệp vụ. Việc mua bán hàng hoá đều có hoá đơn tài chính, các chứng từ được lập ở tất cả các khâu đều có đầy đủ chữ ký đại diện của các bên liên quan và sử dụng đúng mẫu của Bộ Tài chính đã quy định. Những thông tin kinh tế về nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi chép đầy đủ, chính xác vào chứng từ.

Việc xác định các chứng từ bên ngoài được giám sát, kiểm tra rất chặt chẽ và được xử lý kịp thời. Công ty có kế hoạch luân chuyển chứng từ tương

đối tốt, các chứng từ được phân loại, hệ thống hoá theo các nghiệp vụ, theo trình tự thời gian, sau đó được lưu trữ gọn gàng, khoa học, thuận lợi cho việc kiểm tra đối chiếu.

2.1.2.Về tài khoản sử dụng:

Công ty đã áp dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo qquyết định số 1141/TC/QĐ-CĐKT Ngày 1/11/1995 Và bổ sung thêm một số tài khoản theo thông tư hướng dẫn sửa đổi bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ tài chính, cùng với thông tư số 89/22/TT-BTC hướng dẫn thực hành bốn chuẩn mực kế toán mới ban hàng theo quyết định số 149/201/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Dựa trên hệ thống tài khoản đó để phù hợp với tình hình và đặc điểm hoạt động kinh doanh, công ty đã mở thêm một số tài khoản cấp II, Cấp III,… để thuận tiện cho việc theo dõi hạch toán, tăng hiệu quả công tác kế toán của công ty.

2.1.3. Phương pháp hạch toán:

Nghiệp vụ kinh tế của công ty chủ yếu là bán buôn và bán lẻ, ít phát sinh các nghiệp vụ bất thường nên công việc hạch toán cũng không mấy khó khăn vì có sự trùng lặp, lặp đi lặp lại. Do khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh nhiều, liên tục trong tháng nên định kỳ giữa tháng kế toán tiến hành tập hợp số liệu. Và để hạch toán tình hình biến động của hàng hoá, công ty áp dụng phương pháp quản lý hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên là rất hợp lý.

Trong nền kinh tế thị trường, việc bán hàng đã trở thành một nghệ thuật kinh doanh, bán hàng như thế nào để thu hút được khách hàng là một nhu cầu cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là đối với doanh nghiệp thương mại. Và công ty TNHH An Hưng Phát BT đã thực hiện các biện pháp để nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng như: chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán ngay, giảm giá hàng bán, …

Công ty hạch toán kế toán theo hình thức nhật ký chung, các loại sổ sách tổng hợp và chi tiết được mở đầy đủ, rõ ràng, có sự thống nhất về mẫu sổ kế toán trong toàn công ty.

Công ty đã áp dụng chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính cho toàn công ty. Mọi công việc đều do máy thực hiện từ khâu nhập chứng từ, phân loại chứng từ, tính toán xử lý dữ liệu trên chứng từ cho đến khâu in sổ kế toán và báo cáo tài chính, đã đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin nhanh, chất lượng thông tin cao, giảm bớt được chi phí và thuận tiện cho việc lưu trữ và bảo quản số liệu.

Hệ thống báo cáo tài chính của công ty được lập đúng thời hạn quy định của Bộ tài chính, số lượng báo cáo và biẻu mẫu báo cáo của công ty là đầy đủ, số liệu phản ánh đúng thực tế tình hình tài chính của đơn vị.

Tất cả các tài liệu kế toán được đưa vào lưu trữ đầy đủ, có hệ thống, được phân loại sắp xếp thành từng bộ hồ sơ ( Hồ sơ chứng từ kế toán, hồ sơ sổ kế toán, báo cáo tài chính…) Trong từng bộ hồ sơ, tài liệu được sắp xếp theo thứ tự thời gian phát sinh theo mỗi niên độ ké toán, đảm bảo hợp lý, dễ tra cứu khi cần thiết.

Nhân viên kế toán được phân công quản lý phần hành kế toán nào thì có trách nhiệm phải bảo quản và lưu tữ tài liệu kế toán phát sinh liên quan đến phần hành đó. Và phải trịu trách nhiệm trước kế toán trưởng và giám đốc công ty, trước pháp luật về sự mất mát hư hỏng hoặc sự cố khác đối với tài liệu kế toán đang lưu giữ do chủ quan mình gây ra.

2.2. Hạn chế :

Cùng với những ưu điểm trên, công tác hạch toán kế toán nghiệp vụ bán hàng tại Công ty còn tồn tại một số vấn đề hạn chế đòi hỏi phải đưa ra giải pháp cụ thể, có tính thực thi cao nhằm khắc phục và hoàn thiện hơn nữa để kế toán ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng và nhiệm vụ vốn có của mình phục vụ cho yêu cầu quản lý trong điều kiện hiện nay.

Công ty chưa thống nhất về biểu mẫu, nội dung, cách ghi chép đối với các chứng từ hướng dẫn, điều đó sẽ gây khó khăn trong công tác hạch toán, thống kê của toàn công ty.

Mặt khác, việc luân chuyển chứng từ công ty chưa quy định rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân cho mỗi loại chứng từ khác nhau. Vì thế khi xảy ra mất mát không biết quy trách nhiệm về ai.

2.2.2. Về tài khoản sử dụng:

Công ty ngoài việc sử dụng các tài khoản do Bộ tài chính ban hành đã có sử dụng thêm một số tài khoản cấp II, III do công ty tự lập để phù hợp với hoạt động kinh doanh của mình. Nhưng việc lập tài khoản thêm mới chỉ dừng lại ở ngành hàng thì vẫn chưa đủ, tại vì trong ngành hàng còn có rất nhiều các mặt hàng khác nhau nữa.

2.2.3. Về phương pháp hạch toán:

Công ty tuy đã có tính đến việc chiết khấu thanh toán đối với các khách hàng thanh toán ngay, và giảm gía hàng bán đối với các hàng sai quy cách trong hợp đồng hoặc bị lỗi kĩ thuật, bị vỡ, nứt trong quá trình vận chuyển. Nhưng các khách hàng thanh toán trước thời hạn và mua hàng với số lượng nhiều công ty vẫn chưa có chính sách gì dành riêng cho họ. Điều này sẽ tạo khó khăn trong việc kích thích khách hàng mua hàng với số lượng lớn và không thu hồi được vốn nhanh.

2.2.4. Về hệ thống sổ sách kế toán:

Do đặc điểm các mặt hàng kinh doanh của công ty rất phức tạp và đa dạng nên kế toán chi tiết tiêu thụ hàng hóa cần có hệ thống sổ chi tiết hơn. Hiện nay doanh thu của toàn công ty được phản ánh trên bảng kê TK511, số liệu trên bảng kê này tương đối tổng hợp, nó theo dõi tất cả các loại hàng hoá và tất cả các phương thức bán. Điều này sẽ tạo ra hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho công tác quản trị. Với thông tin tổng hợp như vậy, nhà quản lý sẽ không biết được doanh số của từng loại hàng hoá, từng phương thức bán, do đó cũng sẽ gây khó khăn trong qúa trình các nhà quản trị lựa chọn phương án đầu tư kinh doanh các mặt hàng, lựa chọn phương thức bán nhằm đem lại lợi ích tối đa cho công ty.

2.2.5. Những mặt hạn chế khác:

- Hệ thống danh điểm hàng tồn kho

Tuy thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi hàng ngày tình hình nhập- xuất- tồn kho hàng hóa nhưng công ty vẫn chưa xây dựng được hệ thống danh điểm hàng tồn kho thống nhất toàn công ty. Hàng hóa của công ty đa dạng, phong phú về chủng loại, quy cách, nguồn gốc, . . . mà thủ kho mới chỉ phân chia các loại hàng hoá thành từng nhóm, điều này gây nhiều khó khăn cho công tác quản lý hàng hoá và kế toán kho, kế toán giá vốn, việc theo dõi, hạch toán trên sổ cũng sẽ phức tạp, rắc rối và dễ phát sinh sai sót.

Khi đối chiếu từng loại hàng trong một nhóm, thủ kho và kế toán phải đối chiếu từng tên hàng, chủng loại, quy cách, nguồn gốc rất mất thời gian và công sức. Như vậy, nếu xây dựng được hệ thống danh điểm hàng tồn kho thống nhất toàn công ty sẽ giảm được khối lượng công việc cho thủ kho, kế toán, công việc quản lý hàng tồn kho sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

- Công ty áp dụng tính giá vốn hàng bán theo phương pháp đích danh sẽ làm tăng khối lượng công việc ghi sổ kế toán chi tiết và khó khăn trong hạch toán kế toán cũng như trong tập hợp số liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Công ty chưa thực hiện việc lập dự phòng phải thu khó đòi có thể là mạo hiểm đối với công ty vì “thương trường như chiến trường” con người không thể lường trước được mọi điều xảy đến với mình.

- Chi phí bán hàng và chi phí quản lý

Chi phí bán hàng trong kỳ tập hợp được bao nhiêu phân bổ hết cho hàng bán ra, điều này là hoàn toàn không hợp lý. Kế toán cần phải phân bổ chi phí bán hàng cho hàng hóa bán ra và hàng còn lại. Tuy nhiên, chỉ phân bố cho hàng còn lại những khoản chi phí dự trữ, bảo quản hàng hoá.

Chi phí quản lý doanh nghiệp tập hợp trong kỳ phân bổ hết cho hoạt động tiêu thụ hàng hóa làm ảnh hưởng đến việc thanh toán, xác định kết quả kinh doanh cho từng hoạt động vì công ty còn có hoạt động dịch vụ, góp vốn kinh doanh.

CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác.docx (Trang 62 - 67)