SỔ TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ BÁN HÀNG

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác.docx (Trang 76 - 79)

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH AN HƯNG PHÁT BT

1. Các giải pháp:

SỔ TỔNG HỢP VÀ PHÂN BỔ CHI PHÍ BÁN HÀNG

Quý. . . Năm . . .

Chỉ tiêu

Nội dung chi phí Chi phí n h â n vi ê n Chi phí v ật li ệ u Công cụ d ụ n g c ụ Cộng 1.Chi phí còn đầu kỳ

2. Chi phí phát sinh trong kỳ

3.Chi phí phân bổ cho hàng còn lại 4. Chi phí phân bổ cho hàng bán

ra

Người ghi biểu Kế toán trưởng

(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) Chi phí bán hàng liên quan trực tiếp tới hàng trong nước và hàng nhập

cho hàng còn lại và hàng bán ra ở các khoản như chi phí dự trữ, bảo quản hàng hóa, còn các khoản chi phí khác tập trung được bao nhiêu phân bổ hết cho hàng bán ra bấy nhiêu và phân bổ các chi phí này cho hàng đã bán theo công thức:

CP bán hàng phân bổ cho hàng đãbán Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng đầu kỳ

+ Trị giá vốn của hàng còn đầu kỳ

+ Trị giá vốn của hàng nhập trong kỳ x

Trị giá vốn của hàng bán ra trong kỳ Chi phí bán hàng phân bổ cho hàng phát sinh trong kỳ =

1.5.3. Về công tác kế toán thanh toán với khách mua:

Trong tổng số doanh thu bán hàng hiện nay của công ty thì doanh thu chậm trả chiếm tỷ lệ tuy không cao nhưng cũng có ảnh hưởng phần nào đến hoạt động kinh của công ty. Cùng với việc tăng doanh số bán chịu cũng tăng khiến cho công ty bị chiếm dụng một khoản vốn nhất định, ảnh hưởng tới tình hình tài chiónh của công ty. Bởi vậy , công ty cần có những biện pháp tích cực để cải thiện và giải quyết tình trạng nợ nần tồn đọng. Để quản lý tốt các khoản nợ, kế toán có thể thực hiện theo phương hướng sau:

Kế toán phải thường xuyên theo dõi chặt chẽ các khoản nợ, đối chiếu công nợ định kỳ với khách hàng và đốc thu khi đến hạn trả. Đối với các khoản nợ quá hạn phảI có các biện pháp cứng rắn để thu hồi như quy định tỷ lệ lãi quá hạn đối với khách hàng trả chậm, ngừng cung cấp hàng nếu không thanh toán nợ

cũ, nhờ sự can thiệp của toà án kinh tế nếu như thấy có nguy cơ khách hàng trốn nợ, đặc biệt là đối với các khoản nợ lớn. Nếu các khoản nợ quá hạn đủ điều kiện lập dự phòng thì công ty phải tập hợp các chứng từ chứng minh các khoản nợ khó đòi là lập dự phòng cho năm tới. Mức dự phòng tối đa chỉ bằng 20% tổng số nợ phải thu vào thời điểm lập báo cáo tài chính( Thông tư 107/2001/TT-BTC) và được tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp theo định khoản:

Nợ TK 642

Có TK 139

Việc lập dự phòng này sẽ giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài chính để bù đắp những tổn thất về nợ khó đòi có thể xảy ra trong năm tới, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh, dảm bảo cho việc phản ánh các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập Báo cáo tài chính.

1.5.3. Về giá vốn hàng bán:

Công ty nên tính giá vốn hàng bán theo phương pháp tính trị giá mua của hàng hoá xuất kho trong trường hợp kế toán tổng hợp hàng hoá theo giá mua thực tế và kế toán chi tiết hàng hoá theo giá hạch toán.

Theo phương pháp này, để tính được trị giá mua thực tế của hàng hoá bán ra trong kỳ, kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết, phản ánh sự biến động của hàng hoá nhập, xuất trong kỳ theo hạch toán và theo giá mua thực tế.

Cuối tháng tính theo trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho trong kỳ theo công thức: Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán =

Trị giá mua thực tế của hàng

hoá tồn đầu kỳ

+

Trị giá mua thực tế của hàng hoá nhập kho trong

kỳ Trị giá hạch toán của

hàng hoá tồn đầu kỳ +

Trị giá hạch toán của hàng hoá nhập kho trong

Sau khi tính được hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán, tính trị giá mua thực tế của hàng hoá xuất kho bằng công thức:

Trị giá thực tế của hàng hoá xuất kho =

Trị giá hạch toán của hàng hoá xuất kho x

Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế với giá hạch toán Áp dụng cách tín này sẽ làm giảm nhẹ kối lượng công việc ghi sổ kế toán chi tiết và tính toán giá vốn hàng bán.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phương pháp kế toán nghiệp vụ bán hàng ở công ty TNHH An Hưng Phát BT trong điều kiện vận dụng chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác.docx (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w