TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mía đường sông con.docx (Trang 28 - 33)

- Phương pháp kết chuyển tuần tự từng khoản mục (có tính giá thành nửa thành phẩm).

TẠI CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON 2.1.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.

Công ty mía đường Sông Con là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. Tiền thân là một phân xưởng sản xuất đường của Nhà máy đường Sông Lam (Hưng Nguyên – Nghệ An) được thành lập năm 1970. Sau đó sơ tán lên huyện Tân Kỳ, sát nhập với Xí nghiệp sản xuất rượu Tân Kỳ thành lập Xí nghiệp Đường rượu Sông Con – Tân Kỳ. Đến năm 2001 được đổi tên thành Công ty mía đường Sông Con, hoạt động theo Quyết định thành lập doanh nghiệp số 2466/QĐ-UB ngày 28/12/1992 của UBND tỉnh Nghệ An; Giấy phép kinh doanh số 106713 ngày 26/12/1993 do trọng tài kinh tế tỉnh Nghệ An cấp.

Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại: Thị trấn Tân Kỳ – Huyện Tân Kỳ – Tỉnh Nghệ An. Ngành nghề kinh doanh là chế biến đường, cồn, bia hơi và phân vi sinh từ nguyên liệu chính là cây mía và các phụ phẩm của sản xuất đường.

Công ty mía đường Sông Con nằm ở vùng trung du phía tây tỉnh Nghệ An, có vùng nguyên liệu trải dài ba huyện Tân Kỳ - Đô Lương – Yên Thành về diện tích đất đai rộng lớn, loại đất Bazan phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như cây mía. Lợi thế này đã tạo điều kiện cho Công ty phát triển vùng nguyên liệu mía cho sản xuất đường. Thực hiện mục tiêu không ngừng đổi mới phát triển sản xuất, trong những năm qua Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu, đầu tư vốn cho bà con nông dân 3 huyện phát triển diện tích trồng mía và cung cấp những loại giống mới có năng suất cao, chất lượng đường tốt cho nông dân.

Cùng với việc phát triển vùng nguyên liệu Công ty đã từng bước đầu tư nâng công suất giây chuyền sản xuất đường: Ban đầu công suất chỉ 15 tấn mía/ngày (sản xuất chủ yếu đường phên) lên 30 tấn mía/ngày năm 1980. Đến năm 1990 xây dựng

nhà máy công suất 100 tấn mía ngày, năm 1995 Công ty tiếp tục đầu tư nâng công suất lên 200 tấn mía/ngày.

Năm 1999 Công ty thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản xuất theo công nghệ hiện đại công suất 1,250 tấn mía/ngày, thiết bị đồng bộ do Tây Ban Nha cung cấp và theo công nghệ sản xuất đường của Cu Ba (một nước có truyền thống về phát triển mía đường). Tổng số vốn đầu tư 230 tỷ đồng. Đây là công trình trọng điểm của Tỉnh, nằm trong chương trình 1 triệu tấn đường/năm của Chính Phủ được sử dụng vốn ODA hỗn hợp của vương quốc Tây Ban Nha. Tháng 3/2001 dây chuyền đã lắp đặt xong và đi vào sản xuất ổn định, mang lại hiệu quả cao về mặt kinh tế cũng như về mặt xã hội. Ngoài ra Công ty còn mở rộng sản xuất một số mặt hàng như : Cồn, bia hơi, phân vi sinh.

Công ty mía đường Sông Con sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường đã gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về cạnh tranh trên thị trường (sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đông Hà - Quảng Trị, và Nam Định, Hà nội, Hải Phòng, Bắc Giang, …). Tuy nhiên với sự đoàn kết nhất trí cao của Lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đã ngày càng phát triển có hiệu quả kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể ta có thể xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

Nhận xét: Qua bảng số liệu (Bảng 01) ta thấy năm 2004 so với năm 2003 sản lượng giảm 730 tấn hay giảm 3%, tổng doanh thu tăng 3,290,072,000 đồng hay tăng 4%, tổng chi phí giảm 77,625,528,000 đồng hay giảm 48%, thuế và các khoản phải nộp 2,566,374,000 đồng hay tăng 240%, lợi nhuận tăng 78,486,226,000 đồng hay tăng 7,478%, thu nhập bình quân đầu người tăng 240,000 đồng hay tăng 30%. Năm 2005 so với năm 2004 sản lượng giảm 4,922 tấn hay giảm 24%, tổng doanh thu tăng 15,493,073,000 đồng hay tăng 17%, tổng chi phí giảm 943,108,000 đồng hay giảm 1%, thuế và các khoản phải nộp 662,867,000 đồng hay tăng 18%, lợi nhuận tăng15,773,314,000 đồng hay tăng 1,523%, thu nhập bình quân đầu người tăng 50,000 đồng hay tăng 5% . Điều này cho ta thấy tuy sản lượng qua các năm đều giảm do ảnh hưởng của giá đường trên thị trường những năm 2002 - 2003 giảm thấp nên Công ty phải hạ giá thu mua mía (nguyên liệu chính cho sản xuất đường), lợi ích đem lại từ cây mía cho người nông dân không cao, vì vậy một số hộ dân chuyển từ trồng mía sang trồng các cây trồng khác, đồng thời do thời tiết hạn hán làm cho năng suất mía giảm, nguyên liệu đầu vào giảm làm ảnh hưởng đến sản lượng sản xuất của Công ty. Sản lượng giảm làm cho tổng doanh thu và tổng chi giảm, nhưng do giá cả các nguyên liệu đầu vào, giá bán sản phẩm trên thị trường tăng làm cho doanh thu và chi phí tăng. Mặt khác Công ty đã có những biện pháp cải tiến công nghệ, quản lý chi phí chặt chẽ đã làm cho tổng chi phí giảm nhanh hơn tốc độ tăng chi phí do giá thu mua tăng, nắm bắt thị trường nhanh nhạy để có những ứng xử tốt về giá bán sản phẩm đem lại doanh thu cao cho Công ty, từ đó lợi nhuận của Công ty qua các năm đều tăng mạnh.

Tất cả những gì mà Công ty có được ngày hôm nay là kết quả của một quá trình phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên toàn Công ty qua hơn 30 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua bao thế hệ cán bộ công nhân viên cùng nhau xây dựng Công ty ngày một phát triển. Với đà này, mong rằng Công ty sẽ phát triển hơn nữa và nhất là trong thời gian tới Công ty sẽ chuyển đổi hình thức sở hữu từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần với 100% vốn do người lao động và các nhà đầu tư đóng góp sẽ nâng cao quyền tự chủ, tự quyết trong các chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như đầu tư mở rộng sản xuất của Công ty.

2.1.2.1 . Đặc điểm ngành nghề kinh doanh.

Công ty mía đường Sông Con là một doanh nghiệp nhà nước, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín và mang tính thời vụ, có quy mô sản xuất tương đối lớn, doanh thu hàng năm đạt trên 100 tỷ đồng. Hoạt động chính của Công ty là sản xuất đường, hàng năm chỉ sản xuất từ 5 – 6 tháng và nguyên liệu chính là cây mía một sản phẩm của ngành nông nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tác phong, tập quán canh tác của người nông dân. Để đảm bảo có đủ nguyên liệu cho sản xuất, Công ty phải luôn có chính sách đầu tư vốn và các chính sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác cho nông dân.

Vì hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất đường từ mía mang tính thời vụ, nên Công ty phải mở rộng sản xuất thêm một số mặt hàng như Cồn, bia hơi, phân vi sinh vừa tận dụng phế phụ phẩm của sản xuất đường vừa tạo công ăn việc làm cho người lao động sau khi kết thúc vụ ép, đồng thời tăng doanh thu cho Công ty và thu nhập cho người lao động.

2.1.2.2. Đặc điểm về vốn kinh doanh.

Theo báo cáo tài chính, vốn kinh doanh của Công ty có đến ngày 31/12/2005 được tóm tắt qua biểu sau:

Đơn vị tính: 1,000VNĐ

TT Diễn giải Số tiền Trong đó trọng Tỷ

(%)Vốn NS Vốn TBS Vốn vay Vốn NS Vốn TBS Vốn vay

01 Vốn lưu động 97,377,192 652,480 0 96,724,712 25.77 02 Vốn cố định 280,431,521 2.254,891 0 278,176,630 74.23

Tổng cộng: 377,808,713 2,907,371 0 374,901,342 100

Bảng 02: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty năm 2005.

Qua bảng 02 ta thấy, vốn lưu động chiếm 1/4 tổng nguồn vốn của Công ty. Đối với ngành sản xuất đường với kết cấu vốn như trên là tương đối hợp lý, nhưng để chủ động hơn trong tình hình giá đường trên thị trường không ổn định, đòi hỏi Công ty cần phải tăng thêm vốn lưu động.

Về nguồn vốn kinh doanh của Công ty chủ yếu là vốn vay, chiếm 99.23% còn lại là nguồn vốn ngân sách cấp, không có vốn tự bổ sung do liên tục những năm 2001

- 2003 Công ty làm ăn thua lỗ. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì vốn vay chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm tăng chi phí lãi vay, nhưng nếu doanh nghiệp sử dụng hiệu quả vốn vay thì có thể lợi dụng được hệ số đòn bẩy tài chính.

Vốn cố định của Công ty chủ yếu là đầu tư vào máy móc thiết bị. Điều này do Công ty mới đầu tư xây dựng nhà máy 1,250 tấn mía/ngày có thiết bị công nghệ hiện đại, đây sẽ là một lợi thế của Công ty để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó nâng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Vốn cố định còn lại là nhà cửa vật kiến trúc và thiết bị dụng cụ quản lý chiếm một tỷ lệ nhỏ trên tổng TSCĐ của Công ty, thể hiện qua báo cáo TSCĐ đến 31/12/2005 như sau:

Đơn vị tính: 1,000VNĐ

TT Loại tài sản cố định Nguyên giá KHCB Giá trị còn lại

I Nhà cửa vật kiến trúc 3,544,733 924,247 2,620,486 II Thiết bị dụng cụ quản lý 114,367 25,037 89,330 III Máy móc thiết bị 233,284,900 62,978,575 170,306,325 IV Tài sản cố định khác 110,100 77,070 33,030

Tổng cộng 237,054,100 64,004,929 173,049,171

Bảng 03: Tình hình tài sản cố định của Công ty năm 2005.

2.1.2.3. Đặc điểm về lực lượng lao động.

Là một doanh nghiệp tương đối lớn, hoạt động kinh doanh chủ yếu là sản xuất đường với dây chuyền thiết bị công nghệ hiện đại, đòi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ và tay nghề cao. Lực lượng lao động của Công ty đa số đã qua các trường lớp đào tạo nghề và nghiệp vụ. Đồng thời Công ty luôn quan tâm đến đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật tại chỗ bằng cách gửi đi đào tạo và mời các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành về giảng dạy để nâng cao trình độ quản lý và tay nghề nhằm đáp ứng kịp thời với trình độ khoa học kỹ thuật trong thời đại mới của Công ty.

Tổng số cán bộ công nhân viên hiện có của Công ty là 348 người, được bố trí, phân công lao động hợp lý, phù hợp với trình độ năng lực chuyên môn của từng người.

Chỉ tiêu 2003 LĐ 2004 LĐ 2005 LĐ 2004/2003± % 2005/2004± %

Tổng số lao động 351 351 348 0 0 -3 -0.85

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mía đường sông con.docx (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w