PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 1.Phân tích tình hình biến động tài sản cố định

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp đá hoa Granito.docx (Trang 30 - 33)

1.Phân tích tình hình biến động tài sản cố định

Để phân tích tình hình biến động TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ, kế toán sử dụng các chỉ tiêu sau:

(1) Hệ số tăng (giảm) TSCĐ =

Giá trị TSCĐ tăng (giảm) trong kỳ

Giá trị TSCĐ bình quân dùng vào SXKD trong kỳ

Hệ số tăng (giảm) TSCĐ phản ánh mức độ tăng (giảm) thuần tuý về quy mô TSCĐ. Nếu hệ số này mà lớn chứng tỏ giá trị TSCĐ của doanh nghiệp trong kỳ có sự biến động lớn và ngược lại.

(2) Hệ số đổi mới

TSCĐ =

Giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ

(kể cả chi phí hiện đại hoá)

Giá trị TSCĐ có ở cuối kỳ

(3) Hệ số loại bỏ TSCĐ = Giá trị TSCĐ lạc hậu, cũ giảm trong kỳ Giá trị TSCĐ có ở đầu kỳ

Hai hệ số này ngoài việc phản ánh tăng, giảm thuần tuý về TSCĐ, còn phản ánh trình độ tiến bộ kỹ thuật, tình hình đổi mới trang thiết bị của doanh nghiệp. Nếu giá trị của hai hệ số này lớn chứng tỏ TSCĐ trong kỳ có biến động lớn và doanh nghiệp đã tích cực trong việc đầu tư, đổi mới tài sản.

(4) Hệ số hao mòn TSCĐ = Tổng mức khấu hao TSCĐ Nguyên giá TSCĐ

Nếu hệ số này càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ càng cũ và doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá TSCĐ. Ngược lại, nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới. Việc phân tích hệ số hao mòn TSCĐ là hết sức quan trọng bởi nó phản ánh tình trạng kỹ thuật của TSCĐ. Từ việc đánh giá đúng tình trạng kỹ thuật của TSCĐ sẽ giúp cho nhà quản lý đánh giá mức độ cũ, mới của TSCĐ và từ đó có các biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ.

2.Phân tích tình hình trang bị tài sản cố định

Phân tích tình hình trang bị TSCĐ là đánh giá mức độ đảm bảo TSCĐ, trên cơ sở đó doanh nghiệp phải có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ nhằm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Chỉ tiêu thường dùng để phân tích là:

(5) Nguyên giá TSCĐ bình quân 1 công nhân trong ca lớn nhất =

Nguyên giá tài sản cố định Số công nhân trong ca lớn nhất

Chỉ tiêu này phản ánh chung trình độ trang bị TSCĐ cho công nhân. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ trình độ cơ giới hoá của doanh nghiệp càng cao.

3.Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Việc phân tích các chỉ tiêu về tình hình biến động TSCĐ và tình hình trang bị, loại bỏ TSCĐ để có các chính sách phù hợp trong việc đầu tư, đổi mới trang thiết bị trong doanh nghiệp thực chất đều là nhằm tới mục tiêu cuối cùng là vấn đề “hiệu quả sử dụng TSCĐ”. Chỉ có sử dụng hiệu quả TSCĐ hiện có mới là biện pháp tốt nhất để sử dụng vốn một cách tiết kiệm và hiệu quả. Việc đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ được thực hiện thông qua các chỉ tiêu sau:

(6) Sức sản xuất của

TSCĐ =

Tổng doanh thu thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng)

Nguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần (hay giá trị tổng sản lượng).

(7) Sức sinh lợi của

TSCĐ =

Lợi nhuận thuần (hay lãi gộp) Nguyên giá bình quân TSCĐ

Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần (hay lãi gộp).

(8) Suất hao phí TSCĐ = Nguyên giá bình quân TSCĐ

Doanh thu thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng)

Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng doanh thu thuần (hoặc giá trị tổng sản lượng) có bao nhiêu đồng nguyên giá TSCĐ. Các chỉ tiêu (6) và (7) càng cao và ngược lại chỉ tiêu (8) càng thấp chứng tỏ doanh nghiệp càng sử dụng TSCĐ một cách có hiệu quả.

PHẦN II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI XÍ NGHIỆP ĐÁ HOA GRANITO HÀ NỘI TẠI XÍ NGHIỆP ĐÁ HOA GRANITO HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp đá hoa Granito.docx (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w