Suất hao phí TSCĐ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp đá hoa Granito.docx (Trang 77 - 79)

II. Chi phí chung CP nhân công x 58% 4.029

6.Suất hao phí TSCĐ

(6) = (1) / (2) 0,175 0,141 -0,034 -19,4

Qua bảng phân tích trên, ta nhận thấy so với năm 2001, nguyên giá TSCĐ bình quân, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp năm 2002 của công ty

không ngừng tăng lên qua các năm, điều đó chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tăng lên. Một minh chứng cụ thể là qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp:

− Sức sản xuất của TSCĐ: năm 2001 là 5,714 có nghĩa là một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại 5,714 đồng doanh thu thuần; sang đến năm 2002, một đồng nguyên giá đem lại 7,112 đồng doanh thu thuần, tăng lên 1,398 đồng (tức 24,5%) so với năm trước

− Sức sinh lợi của TSCĐ: năm 2001 là 0,968, có nghĩa một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại 0,968 đồng lãi gộp; sang đến năm 2002, một đồng nguyên giá đem lại 1,266 đồng lãi gộp, tăng lên 0,298 đồng (tức 30,8%) so với năm trước.

Hai chỉ tiêu trên năm 2002 tăng so với năm 2001 là do: hai chỉ tiêu doanh thu thuần và lợi nhuận gộp năm 2002 tăng lên lần lượt với tỷ lệ 42,1% và 49,3% so với năm 2001, lớn hơn tốc độ tăng nguyên giá bình quân TSCĐ (là 14,1%) rất nhiều. Cũng chính vì vậy mà suất hao phí TSCĐ của năm 2002 giảm đi 19,4% so với năm trước đó. Cụ thể:

− Suất hao phí TSCĐ: năm 2001 là 0,175, có nghĩa để có 1 đồng doanh thu thuần cần có 0,175 đồng nguyên giá TSCĐ; đến năm 2002, cũng để tạo ra 1 đồng doanh thu thì chỉ cần 0,141 đồng, giảm 0,034 đồng so với năm trước. Đây chính là một thành công của công ty trong việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính của mình, trong đó có hiệu quả sử dụng TSCĐ. Thành tích này phải luôn luôn được phát huy.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Xí nghiệp đá hoa Granito.docx (Trang 77 - 79)