IV. SỞ THÍCH CỦA KHÁCH DU LỊCH 1 Khái niệm
3. Vai trò của giao tiếp trong ñời sống cá nhân và xã hộ
- Giao tiếp là ñiều kiện tồn tại của xã hội loài người. Không có giao tiếp không có tồn tại xã hội. Giao tiếp là cơ chế bên trong của sự tồn tại và phát triển của xã hội, nó ñặc trưng cho tâm lý người.
- Thông qua giao tiếp cá nhân gia nhập các mối quan hệ xã hội với các cá nhân khác trong các nhóm xã hội và quan hệ với toàn xã hội.
- Qua giao tiếp con người tiếp thu nền văn hoá và biến thành cái riêng của mình, ñồng thời cá nhân ñóng góp vào sự phát triển nền văn hoá xã hội.
- Qua giao tiếp con người nắm bắt ñược các chuẩn mực ñạo ñức của xã hội, các giá trị xã hội của người khác, của bản thân trên cơ sởñó tự ñiều chỉnh, ñiều khiển bản thân theo các chuẩn mực xã hội..
Qua ñó ta thấy giao tiếp có vai trò rất quan trọng trong ñời sống của cá nhân, của xã hội. Trong hoạt ñộng không thể không có sự giao tiếp giữa người với người, vì giao tiếp là ñiều kiện, phương tiện ñể xây dựng mối quan hệ giữa người với người . Trong quá trình giao tiếp có sự trao ñổi thông tin giúp con người hiểu biết lẫn nhau, nhưng sự hiểu biết lẫn nhau của con người chịu ảnh hưởng của ấn tượng tri giác ban ñầu, của ñịnh hình xã hội và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng ánh hào quang.
4.Các hình thức giao tiếp
- Căn cứ vào phương tiện giao tiếp ta có: Giao tiếp bằng vật chất; giao tiếp bằng ngôn ngữ; giao tiếp bằng tín hiệu phi ngôn ngữ.
- Căn cứ vào tính chất và qui cách giao tiếp ta có: Giao tiếp chính thức và giao tiếp không chính thức.
- Căn cứ vào số lượng và thành phần tham gia vào quá trình giao tiếp ta có : Giao tiếp giữa cá nhân với cá nhân ( Giao tiếp nhân cách ). Giao tiếp giữa cá nhân với nhóm. Giao tiếp giữa nhóm với nhóm.
- Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp ta có: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp.
Tuỳ theo mục ñích, nội dung và ñối tượng giao tiếp mà ta có thể sử dụng loại giao tiếp nào cho phù hợp nhằm ñem lại hiệu quả cao nhất