Giải pháp về đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật cho hoạt động của xe buýt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt ởHồ Chí Minh (Trang 37 - 39)

- Ba là, phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt phải dựa vào khả năng tài chính cũng như cơ sở hạ tầng của thành phố.

3.2.1. Giải pháp về đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật cho hoạt động của xe buýt.

- Hai là, giải pháp về đa dạng hoá dịch vụ và bố trí hợp lý các tuyến xe buýt mới.

- Ba là, giải pháp về nâng cao năng lực điều hành của các cơ quan quản lý hoạt động của xe buýt và các đơn vị xe buýt.

- Bốn là, giải pháp về hỗ trợ của nhà nước đối với hoạt động của xe buýt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

3.2.1. Giải pháp về đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật cho hoạt động của xe buýt. kỹ thuật cho hoạt động của xe buýt.

3.2.1.1. Đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và trang bị kỹ thuật cho hoạt động của xe buýt.

Việc đầu tư nâng cấp và mở rộng cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một trong những điều kiện để mạng lưới xe buýt hoạt động có hiệu quả.

Trạm dừng và nhà chờ xe buýt phải được lắp đặt đầy đủ dọc theo lộ trình tuyến xe buýt hoạt động, quy cách và màu sơn phải đồng bộ để tạo ra nét riêng của hoạt động xe buýt, giúp hành khách dễ nhận biết khi đón xe.

Bến tiếp chuyển phục vụ cho việc nối tiếp các tuyến xe buýt và sang xe của hành khách cần được xây dựng hoàn chỉnh, có quy mô phù hợp gắn liền với các trạm điều hành khu vực tại Sài gòn, Gia định, Chợ lớn, Tân bình … để đón nhận hành khách đi và đến cùng lúc của nhiều tuyến xe buýt.

Tại các điểm đầu và cuối lộ trình nằm cách xa các bến bãi như bến xe liên tỉnh, bến tiếp chuyển xe buýt, bãi xe hậu cần… thì phải cắt lề đường lõm vào và tráng nhựa để xe buýt có chỗ đậu đón và trả khách nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Ngoài ra, cũng cần phải nâng cấp và xây dựng mới nhiều bãi xe hậu cần theo quy hoạch đã được chính quyền thành phố phê duyệt để đáp ứng nhu cầu lưu đậu về đêm và bảo dưỡng xe buýt. Đồng thời xây dựng các xưởng sửa chữa xe buýt ở cấp trung và đại tu nhằm đảm bảo đầu xe tốt đạt từ 80 – 90%.

Vốn đầu tư đối với trạm dừng và nhà chờ có thể kêu gọi các doanh nghiệp quảng cáo thực hiện theo hình thức BOT, họ sẽ khai thác một phần diện tích để quảng cáo nhằm thu hồi vốn đầu tư. Vốn đầu tư cho các bến bãi thì nhà nước phải tài trợ vì đây là loại công trình phục vụ lưu đậu miễn phí cho xe buýt. Việc đầu tư cho nhà xưởng sửa chữa có thể huy động nhiều nguồn vốn như vốn tự có của doanh nghiệp, vốn đầu tư của nước ngoài, vốn vay do nhà nước bảo trợ…

Bảng 6: Nhu cầu vốn đầu tư cho mạng lưới xe buýt đến năm 2010.

Đơn vị tính: triệu USD

Số TT Vốn đầu tư 2000 -

2005

2006 -

2010 Tổng số

1 Phương tiện xe buýt 140 125 265

2 Trạm dừng, nhà chờ, bến xe, bãi đậu xe

4 8 12

4 Thiết bị quản lý và điều hành, thiết bị bán vé và kiểm soát vé, đèn tín hiệu ưu tiên…

2 18 20

Tổng số 152 163 315

(Nguồn: Báo cáo quy hoạch mạng lưới vận tải hành khách công cộng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010, Trung tâm nghiên cứu phát triển Giao thông Vận tải phía nam, tháng 10/2001).

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt ởHồ Chí Minh (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)