- Ba là, phát triển loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt phải dựa vào khả năng tài chính cũng như cơ sở hạ tầng của thành phố.
3.2.4.1. Thực hiện phương pháp trợ giá theo số lượt hành khách và số chuyến xe chạy.
chuyến xe chạy.
Căn cứ vào giá vé quy định và giá đảm bảo kinh doanh chúng ta xác định được mức trợ giá cho một hành khách và dựa vào tổng lượt hành khách định mức sẽ xác định được tổng mức trợ giá theo lượt hành khách. Từ tổng lượt hành
khách định mức và tổng số chuyến theo biểu đồ quy định, sẽ xác định được số lượt hành khách bình quân trong một chuyến xe.
Trên cơ sở số lượt hành khách bình quân cho một chuyến xe và mức trợ giá cho một lượt hành khách để xác định mức trợ giá cho một chuyến xe. Từ tổng số chuyến xe đã quy định trong biểu đồ, sẽ tính được tổng mức trợ giá theo chuyến xe. Với cách tính này, tổng mức trợ giá theo lượt hành khách bằng tổng mức trợ giá theo chuyến xe. Sự kết hợp này được thể hiện ngay trong quá trình
tính toán. Như vậy, đơn vị xe buýt phải đảm bảo thực hiện đồng thời cả hai chỉ tiêu về lượt hành khách và số chuyến thì mới được duyệt trợ giá theo định mức.
Phương pháp này khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp tính trợ giá theo từng chỉ tiêu riêng là trợ giá theo lượt hành khách và trợ giá theo số
chuyến xe.
Bởi vì, đối với phương pháp trợ giá theo lượt hành khách có ưu điểm là khuyến khích được các đơn vị xe buýt tăng năng suất phương tiện vận tải, tích cực chạy xe trong giờ cao điểm và trên tuyến có nhiều hành khách, như vậy sẽ nâng cao được số lượng hành khách đi bằng xe buýt. Tuy nhiên, lại có nhược điểm là dễ xảy ra trường hợp bỏ chuyến ở những giờ thấp điểm và các tuyến mới mở mà lượng hành khách còn ít, do đó biểu đồ chạy xe dễ bị phá vỡ nên khó đảm bảo chất lượng phục vụ hành khách.
Còn phương pháp trợ giá theo số chuyến xe có ưu điểm là số chuyến theo biểu đồ quy định được đảm bảo dù ít khách, nhờ vậy đảm bảo được chất lượng phục vụ hành khách và khuyến khích các đơn vị xe buýt tích cực hoạt động trên các tuyến mới mở. Tuy nhiên, lại có nhược điểm là không làm cho đơn vị xe buýt quan tâm đến việc tăng năng suất và hiệu quả sử dụng phương tiện vận tải.
Áp dụng phương pháp trợ giá này sẽ mang lại hiệu quả là trợ giá đúng đối tượng, trước hết là hướng vào các đối tượng đi lại thường xuyên trong các
chuyến đi tương đối ổn định như học sinh và sinh viên đi học, cán bộ và công nhân viên đi làm … sau đó mới đến các đối tượng khác. Phương pháp này còn giúp xác định được giá vé xe buýt hợp lý nhằm thu hút hành khách và phù hợp với khả năng trợ giá của ngân sách nhà nước, vì theo tính toán sơ bộ của Trung tâm QLĐHVTHKCC để đáp ứng từ 15 đến 20% nhu cầu đi lại bằng xe buýt thì hàng năm ngân sách thành phố phải cấp tiền trợ giá khoảng 150 tỷ đồng.