Khái niệm VPN

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng hệ thống thông tin mạng (Trang 39 - 43)

Phương án truyền thông nhanh, an toàn và tin cậy đang trở thành mối quan tâm của nhiều tổ chức doanh nghiệp, đặc biệt là các tổ chức có các triển khai

mạng phân tán về mặt địa lý, công ty đa quốc gia. Giải pháp thông thường được áp dụng là thuê các đường truyền riêng (leased lines) để duy trì một mạng WAN (Wide Area Network). Các đường truyền này, được giới hạn từ ISDN (Integrated Services Digital Network, 128 Kbps) đến đường cáp quang OC3 (Optical Carrier-3, 155 Mbps). Mỗi mạng WAN đều có các điểm thuận lợi trên một mạng công cộng như Internet trong độ tin cậy, hiệu năng và tính an toàn, bảo mật. Nhưng để bảo trì một mạng WAN, đặc biệt khi sử dụng các đường truyền riêng, có thể trở lên quá đắt và làm tăng giá khi công ty muốn mở rộng các văn phòng đại diện.

Do bởi gia tăng các dịch vụ ứng dụng trên Internet, các doanh nghiệp mở rộng mạng (intranet) thông qua môi trường Internet, mà các site được bảo mật bằng mật khẩu được thiết kế cho việc sử dụng chỉ bởi các thành viên trong công ty. Hiện tại, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng VPN để kết nối văn phòng chính với các văn phòng đại diện trên các quốc gia .

Mỗi VPN có thể có một mạng LAN chung tại toà nhà trung tâm của một công ty, các mạng Lan khác tại các văn phòng từ xa hay các nhân viên làm việc tại nhà,... kết nối tới

Về căn bản, mỗi VPN là một mạng riêng rẽ sử dụng một mạng chung (thường là internet) để kết nối cùng với các site (các mạng riêng lẻ) hay nhiều người sử dụng từ xa. Thay cho việc sử dụng bởi một kết nối thực, chuyên dụng như đường leased line, mỗi VPN sử dụng các kết nối ảo được dẫn đường qua Internet từ mạng riêng của các công ty tới các site hay các nhân viên từ xa. Trong bài viết này, chúng ta sẽ xét tới một số các khái niệm cơ bản của VPN và tìm hiểu về các thành phần cơ bản của VPN, các công nghệ, bảo mật VPN và đường truyền dẫn.

Có 3 loại VPN thông dụng:

Remote-Access: Hay cũng được gọi là Virtual Private Dial-up Network (VPDN), đây là dạng kết nối User-to-Lan áp dụng cho các công ty mà các nhân viên có nhu cầu kết nối tới mạng riêng (private network) từ các địa điểm từ xa. Điển hình, mỗi công ty có thể hy vọng rằng cài đặt một mạng kiểu Remote- Access diện rộng theo các tài nguyên từ một nhà cung cấp dịch vụ ESP (Enterprise Service Provider). ESP cài đặt một một công nghệ Network Access Server (NAS) và cung cấp cho các user ở xa với phần mềm client trên mỗi máy của họ. Các nhân viên từ xa này sau đó có thể quay một số từ 1-800 để kết nối được theo chuẩn NAS và sử dụng các phần mềm VPN client để truy cập mạng công ty của họ. Các công ty khi sử dụng loại kết nối này là những hãng lớnvới hàng trăm nhân viên thương mại. Remote-access VPNs đảm bảo các kết nối được bảo mật, mã hoá giữa mạng riêng rẽ của công ty với các nhân viên từ xa qua một nhà cung cấp dịch vụ thứ ba (third-party)

Site-to-Site: Bằng việc sử dụng một thiết bị chuyên dụng và cơ chế bảo mật diện rộng, mỗi công ty có thể tạo kết nối với rất nhiều các site qua một mạng công cộng như Internet. Các mạng Site-to-site VPN có thể thuộc một trong hai dạng sau:

Intranet-based: Áp dụng trong truờng hợp công ty có một hoặc nhiều địa điểm ở xa, mỗi địa điểm đều đã có 1 mạng cục bộ LAN. Khi đó họ có thể xây dựng một mạng riêng ảo VPN để kết nối các mạng cục bộ đó trong 1 mạng riêng thống nhất.

Extranet-based: Khi một công ty có một mối quan hệ mật thiết với một công ty khác (ví dụ như, một đồng nghiệp, nhà hỗ trợ hay khách hàng), họ có thể xây dựng một mạng extranet VPN để kết nối kiểu mạng Lan với mạng Lan và cho phép các công ty đó có thể làm việc trong một môi trường có chia sẻ tài nguyên.

Lợi ích của VPN:

• Mở rộng vùng địa lý có thể kết nối được • Tăng cường bảo mật cho hệ thống mạng

• Giảm chi phí vận hành so với mạng WAN truyền thống • Giảm thời gian và chi phí truyền dữ liệu đến người dùng ở xa • Tăng cường năng suất

• Giảm đơn giản hoá cấu trúc mạng

• Cung cấp thêm một phương thức mạng toàn cầu • Cung cấp khả năng hỗ trợ thông tin từ xa

• Cung cấp khả năng tương thích cho mạng băng thông rộng

• Cung cấp khả năng sinh lợi nhuận cao hơn mạng WAN truyền thống • Một mạng VPN được thiết kế tốt sẽ đáp ứng được các yêu cầu sau: • Bảo mật (Security)

• Tin cậy (Reliability)

• Dễ mở rộng, nâng cấp (Scalability)

• Quản trị mạng thuận tiện (Network management)

• Quản trị chính sách mạng tốt (Policy management)

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng hệ thống thông tin mạng (Trang 39 - 43)