Công nghệ ATM:

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng hệ thống thông tin mạng (Trang 26 - 27)

Chế độ truyền không đồng bộ (Asynchoronous Trangfer Mode - ATM). Là một chuẩn của ITU-T dùng chuyển tiếp tế bào (là những gói tin kích thước nhỏ 53 byte) sử dụng cho nhiều loại dịch vụ như tiếng nói, hình ảnh, dữ liệu.. đáp ứng được thời gian thực.

Các thiết bị ATM:ATM là công nghệ dồn kênh và chuyển mạch tế bào, nó là tổng hợp các ưu điểm của chuyển mạch kênh (đảm bảo dung lượng và trễ truyền cố định) với ưu điểm của chuyển mạch gói (xử lý mềm dẻo lưu lượng hay gián đoạn). ATM cũng cung cấp dải thông biến đổi từ vài Megabit/giây đến nhiều Gigabit/giây. ATM là công nghệ không đồng bộ có nhiều ưu điểm hơn so với các công nghệ như truyền đồng bộ, ghép kênh theo thời gian (TDM). Trong ghép kênh phân chia theo thời gian thiết bị tham gia truyền thông được gán cố định cho một khe thời gian. Đối với ATM, khe thời gian được xử lý mềm dẻo và có thể giải phóng ngay sau khi kết thúc phiên truyền thông.

Một mạng ATM được tạo nên bởi một chuyển mạch ATM và các điểm cuối ATM. Chuyển mạch ATM tiếp nhận các tế bào vào từ một điểm cuối hoặc một chuyển mạch ATM khác. Nó đọc và cập nhật thông tin trong phần mào đầu “header” của tế bào và nhanh chóng chuyển tiếp tế bào đó đến đích. Một điểm cuối ATM (hoặc là hệ thống cuối) có chứa một bộ tiếp hơp giao diện mạng ATM, và có thể là trạm làm việc, hay bộ chọn đường…

Các dịch vụ ATM:

Có ba kiểu dịch vụ ATM là: loại kênh ảo cố định (PVC, Permanent Virtual Chanel), kênh ảo chuyển mạch (SVC, Switching Virtual Chanel), và dịch vụ không kết nối. PVC cho phép kết nối trực tiếp giữa các vị trí tương tự với đường thuê bao riêng, SVC được tạo ra và duy trì trong quá trình truyền dữ liệu, huỷ kết nối sau khi hoàn thành quá trình truyền tin.

ATM dùng hai kiểu kết nối: Tuyến ảo, được xác định bằng số hiệu tuyến ảo (VPI); kênh ảo (VC), được xác định bởi tổ hợp tuyến ảo và số hiệu kênh ảo.

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng hệ thống thông tin mạng (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w