Dùng PKI (Public Key Infrastructure)

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng hệ thống thông tin mạng (Trang 30 - 32)

Cấu trúc hạ tầng mã khoá công cộng (PKI - Public Key Infrastructure - hay còn gọi là Hạ tầng mã khoá bảo mật công cộng hoặc Hạ tầng mã khoá công khai) cùng các tiêu chuẩn và các công nghệ ứng dụng của nó có thể được coi là một giải pháp tổng hợp và độc lập. PKI bản chất là một hệ thống công nghệ vừa mang tính tiêu chuẩn, vừa mang tính ứng dụng được sử dụng để khởi tạo, lưu trữ và quản lý các chứng thực điện tử (digital certificate) cũng như các mã khoá công cộng và cá nhân. Sáng kiến PKI ra đời năm 1995, khi mà các tổ chức công nghiệp và các chính phủ xây dựng các tiêu chuẩn chung dựa trên phương pháp mã hoá để hỗ trợ một hạ tầng bảo mật trên mạng Internet. Tại thời điểm đó, mục tiêu được đặt ra là xây dựng một bộ tiêu chuẩn bảo mật tổng hợp cùng các công cụ và lý thuyết cho phép người sử dụng cũng như các tổ chức (doanh nghiệp hoặc phi lợi nhuận) có thể tạo lập, lưu trữ và trao đổi các thông tin một cách an toàn trong phạm vi cá nhân và công cộng.

Giờ đây, những nỗ lực hoàn thiện PKI vẫn đang được đầu tư và thúc đẩy. Và để hiện thực hoá ý tưởng tuyệt vời này, các tiêu chuẩn cần phải được nghiên cứu phát triển ở các mức độ khác nhau bao gồm: mã hoá, truyền thông và liên kết, xác thực, cấp phép và quản lý. Nhiều chuẩn bảo mật trên mạng Internet, chẳng hạn Secure Sockets Layer/Transport Layer Security (SSL/TLS) và Virtual Private Network (VPN), chính là kết quả của sáng kiến PKI. Một minh chứng là thuật toán mã hoá bất đối xứng được xây dựng dựa trên phương pháp mã hoá và giải mã thông tin sử dụng hai loại mã khoá: công cộng và cá nhân. Trong trường hợp này, một người sử dụng có thể mã hoá tài liệu của mình với mã khoá bí mật và sau đó giải mã thông tin đó bằng chìa khoá công cộng. Nếu một văn bản có chứa các dữ liệu nhạy cảm và cần phải được truyền một cách bảo mật tới duy nhất một cá nhân, thông thường người gửi mã hoá tài liệu đó bằng mã khoá riêng và người nhận sẽ giải mã sử dụng mã khoá công khai của người gửi. Mã khoá

công khai này có thể được gửi kèm theo tài liệu này hoặc có thể được gửi cho người nhận trước đó.

Bởi sự tồn tại của khá nhiều thuật toán bất đối xứng, các chuẩn công cộng tồn tại và thường xuyên được nghiên cứu cải tiến để phù hợp các thuật toán đó. Có một minh chứng khá đơn giản: Nếu những người sử dụng làm việc ở các tổ chức khác nhau và chỉ có thể truyền thông với nhau qua một mạng công cộng, chẳng hạn Internet, như vậy sẽ cần phải xây dựng các tiêu chuẩn ở từng bước khác nhau. Thứ nhất, cần phải xác định phương thức các chứng thực được phát hành. Một người nhận được xác thực cần phải chấp nhận tính hợp lệ của chứng thực đó và tin tưởng bộ phận thẩm quyền phát hành chứng thực đó. Thứ hai, các chuẩn phải thiết lập phương thức các chứng thực được truyền thông giữa các chủ thể (đơn vị hoặc bộ phận) khác nhau. Email và các dạng truyền thông khác đều dựa trên các tiêu chuẩn công nghệ và thông thường các chuẩn này không nhất thiết phải hỗ trợ PKI. Để hiện thực hoá kịch bản như mô tả ở trên, ta cần phải có các quy tắc và tiêu chuẩn hỗ trợ việc các chứng thực được phát hành bởi các chủ thể có thẩm quyền khác nhau có thể trao đổi và giao dịch giữa các tổ chức khác nhau. Thứ ba, các tiêu chuẩn phải định nghĩa rõ được các thuật toán có thể và phải bao gồm. Cuối cùng, các tiêu chuẩn phải chỉ ra được cách thức duy trì các hạ tầng cấu trúc truyền thông. Bên cạnh đó, chúng cũng phải xây dựng được danh sách người dùng được cấp chứng thực và danh sách những chứng thực bị huỷ bỏ. Hãy quyết định cách thức các thẩm quyền cấp chứng thực khác nhau sẽ được truyền thông với nhau và phương pháp tái lập lại một chứng thực trong trường hợp xảy ra mất mát.

Cấu trúc PKI trong các hạ tầng HTTT được sử dụng trong các ứng dụng mạng. Như khi có website sử dụng SSL/TLS, như khi kết nối và làm việc trong mạng nội bộ sử dụng chuẩn VPN và Point To Point Tunneling Protocol (PPTP), hoặc như khi đang dùng các tính năng mã hoá của IPSec.

PKI có thể đảm bảo một cơ chế bảo mật và tổng hợp để lưu trữ và chia sẻ các tài sản trí tuệ của tổ chức doanh nghiệp, cả trong và ngoài phạm vi tổ chức. Tuy nhiên, chi phí và/hoặc sự phức tạp của nó có thể gây ra những rào cản nhất định đối với khả năng ứng dụng.

Những vấn đề phức tạp có thể được hiểu như sau: Đa phần các giao dịch truyền thông của doanh nghiệp với khách hàng, chính quyền và các đối tác khác đều được diễn ra một cách điện tử. Khi ta nhận thức được tất cả các kênh khác nhau trong các giao dịch đó, ta sẽ là một trong số ít các chuyên gia IT giỏi nhất. Một khi ta mở cánh cửa đối với email, phải thừa nhận rằng mọi thứ có thể gửi đi sẽ được gửi đi, không kể đó là giữa các đối tác, trong nội bộ công ty hay thậm chí vượt qua “ranh giới” công ty. Một ví dụ trong số đó là một người nhận "bên ngoài" có tên trong dòng Cc có thể nhận được một tài liệu mật và gửi nó trên các kênh không an toàn khác. Khi có ý định giải quyết vấn đề này hoặc các vấn đề khác tương tự, một công việc quan trọng là cần phải quyết định về mức độ mở rộng của “biên giới" bảo mật, những tài sản " bạn phải bảo vệ, và mức độ bất hợp lý bạn sẽ phải áp dụng đối với những người dùng”.

Ngày nay, một giải pháp an ninh toàn diện cạnh tranh với PKI thực sự chưa được tìm thấy. Từ góc độ giải pháp công nghệ, điều này làm cho việc chọn lựa trở nên đơn giản hơn. Nhiều hãng khác cũng cung cấp các giải pháp PKI, song nếu doanh nghiệp đã từng được đầu tư cho các công nghệ của Microsoft, thì có thể sẽ tận dụng được những lợi thế mà tập đoàn này hỗ trợ. Với những cải tiến lớn với PKI trong Windows XP Professional (dành cho máy trạm) và Windows Server (dành cho máy chủ) Microsoft đưa ra giải pháp có thể giải quyết được các vấn đề chính liên quan tới một chính sách bảo mật PKI. Những tính năng này, cùng khả năng quản lý và liên kết PKI, đã được tích hợp vào hệ điều hành và các ứng dụng có liên quan.

PKI cho phép tạo ra một quan hệ tin cậy giữa các chứng thực của các tổ chức khác nhau và giải pháp PKI của Windows Server 2003 cũng bao gồm tính năng này. Nó giúp các doanh nghiệp bắt đầu với một phạm vi quan hệ tin cậy không lớn và cho phép mở rộng phạm vi này trong tương lai.

Một phần của tài liệu Đề tài xây dựng hệ thống thông tin mạng (Trang 30 - 32)